09 August 2008

Singlish

Mời các bạn đọc một bài về tiếng Anh của người Singapore. Bài này tôi viết cách đây 11 năm. Hôm nay tôi đưa lên đây vì hôm qua, khi thảo luận bài vở trong lớp, tôi có đề cập đến Singlish và một số bạn muốn biết thêm về loại tiếng Anh biến thể này.

Chúc các bạn vui.
---


Thư Singapore

Singlish

Vũ Mạnh Cường thuộc báo Lao Động là một trong số năm người Việt Nam đang theo học cùng với bốn người Campuchia, Lào và Myanmar khóa Kinh nghiệm ASEAN kéo dài một tháng (1-6 đến 30-6) tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore.

Mỗi buổi chiều, sau khi cùng các học viên khác lên xe buýt về nhà trọ, anh hay tản bộ đến một nơi đầy quán xá cách nhà trọ không xa do người gốc Hoa có, người gốc Ấn Độ có, người gốc Malaysia có làm chủ để ăn cơm. Và theo lời anh thuật lại, tại đây, anh thường được một cô hàng nước mập mập, người gốc Hoa chào mời : You again ah ! You come to eat ah ! You eat Coke ah ?

Người giỏi tiếng Anh và không biết rõ đất nước Singapore có thể sẽ cảm thấy cách sử dụng Anh ngữ của cô hàng nước quả thật khác thường. Các câu trên theo tiếng Anh đúng chuẩn phải là: Here you are again ! Do you come to eat ? Do you want a Coke ? (Anh lại đến nữa hả ! Anh đến để ăn cơm đấy à ? Anh có muốn uống Coca Cola không ?).

Nhưng đối với người nước ngoài đến ở đảo quốc này một thời gian, thì không ai lạ với cách diễn đạt như trên cả. Vì đó là Singlish, loại tiếng Anh pha tạp sử dụng trong ngôn ngữ thường ngày của người Singapore. Ngay đến cả các nhà nghiên cứu của ISEAS thỉnh thoảng cũng dùng Singlish khi giảng bài, đặc biệt là tiếng đệm ah ? mà có lúc được chuyển thành lah ? và lor ? Hoặc sử dụng một kiểu nhấn khác thông lệ là is it ? ở những câu phải dùng isn't it ? Thí dụ : It's a beautiful country, is it ? (Một đất nước đẹp đẽ, đúng không nào ?).

Chưa hết. Hiện nay đã có nhà văn viết bằng Singlish như Catherine Lim, có nhà nghiên cứu về Singaporean English như Rex Shelley (Sounds and Sins of Singlish, nhà xuất bản Times Books International, 1995). Loại ngôn ngữ đặc biệt này cũng là đối tượng nghiên cứu và giảng dạy như một môn thuộc về kiến thức cần thiết tại Khoa Anh ngữ và Văn học của Đại học Nghệ thuật và Khoa học xã hội thuộc Viện Đại học Quốc gia Singapore.

Singlish do đâu mà có ? Theo bà Liana Tan, phụ trách giao tế của ISEAS, người Singapore thường nói tiếng Anh với... văn phạm Hoa ngữ. Điều này đã biến câu văn phạm chuẩn có phần phức tạp của Anh ngữ thành ra một loại đơn giản.

Bà đưa ra một thí dụ : câu chào hỏi Nị hảo ma ? (Bạn có khỏe không ?) trong tiếng Hoa khi qua tiếng Anh của thành phố Sư tử đã trở thành You good ? Mặt khác, theo bà, vì trong tiếng mẹ đẻ của người Hoa không có phụ âm ở cuối các từ (điều này cũng giống tiếng Việt) nên người Singapore thường không phát âm rõ các từ Anh ngữ kết thúc bằng phụ âm như not, it... và dùng can, no can (được, không được) cho dễ. Nhưng họ cũng nói : Can or not ? (Được hay không ?).

Người Hoa chiếm đến 75% dân số 3 triệu người của Singapore. Bởi vậy, không chỉ văn phạm Hoa, cách phát âm Hoa mà cả ngữ điệu lên xuống theo kiểu Hoa làm nhiều từ gốc Hoa, nhất là tiếng Phúc Kiến và Quảng Đông, cũng thâm nhập vào Singaporean English.

Chẳng hạn, ngoài đường phố, bạn có thể nghe từ ah pui : Ah pui lah ! Can run faster or not lah ? (Này ông mập ! Nhanh chân lên hơn có được không ?).

Bạn cũng có thể nghe từ heng : I'm very heng you know! (Anh biết không, tôi hên lắm đấy !). Bên cạnh đó, các từ gốc Malaysia như kaki... cũng nằm trong vốn từ vựng của Singlish : You bring 10 kaki, also can. (Anh có thể đem theo 10 người bạn).


Ngọc Trân

15 comments:

Anonymous said...

Thưa thầy,
Em rút ra được ba điều sau, không biết có đúng không.
1. Những gì gần gũi, dễ nhớ, dễ dùng sẽ được nhiều người ứng dụng. (Điều này quan trọng nhất, ứng dụng tốt cho việc viết tin.)
2. Khi được đại bộ phận công chúng sử dụng, những cái trước đó tưởng là không chính xác cũng mặc nhiên trở thành đúng hoặc chấp nhận được.
3. Ngôn ngữ là một thực thể sống, vì thế mà người sử dụng có thể làm cho nó thêm phong phú, sinh động và phù hợp hơn theo thời gian và hoàn cảnh.
Mong thầy cho ý kiến.
Em cảm ơn thầy.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em.

Nhận xét đầu tiên của em là đúng. Nhưng hai nhận xét sau, cần trao đổi thêm cho rõ.

Đại bộ phận, nhiều khi chỉ là một cộng đồng chuyên biệt (như Singapore). Và từ ngữ, cách nói năng kiểu Singlish dùng trong cộng đồng Singapore thì được; ra khỏi nơi đó, nói không ai hiểu hoặc người nghe phải hỏi lại - để được giải thích - mới hiểu. Và người Singapore học vấn cao hiếm khi dùng Singlish.

Có lẽ không nên lầm tưởng tất cả những gì được viết ra đều là thông dụng trong một cộng đồng. Vì thế nhà báo cần chú ý học tiếng nói của người dân là đại bộ phận của đất nước, hạn chế dùng từ ngữ của một giới. Chẳng hạn cụm từ "phương tiện giao thông" mà người dân không dùng, hoặc từ "bất cập" thường bị nhà báo dùng sai. Đại đa số người dân dùng từ “xe” hoặc “xe cộ”. Và “bất cập” là “không ngang tầm” (lợi bất cập hại), chứ không phải “bất hợp lý” như một số nhà báo hiểu và viết. Mà hiểu và viết như thế cũng chỉ vì không chịu tra tự điển.

Ngôn ngữ là thực thể sống, nhưng từ ngữ hoặc cách nói năng lạ lẫm nào đó cần phải được nhiều người dùng và tồn tại với thời gian thì ta mới nên dùng. Bởi ngôn ngữ còn có tính bảo thủ nữa.

Em cho biết tên họ.

Anonymous said...

Dạ, cảm ơn ý kiến của thầy. Em hiểu.

Có vấn đề tương tự về ngôn ngữ ở nước mình; đó là hiện tại, việc sử dụng tiếng nước ngoài pha tiếng Việt đang được giới trẻ sử dụng khá nhiều, trong đó, không ít là các bạn có học vấn khá. Các từ ngữ lấy ví dụ như "pro" (chuyên nghiệp), "teen" (thiếu niên)... xuất hiện tràn lan trên các tờ báo điện tử và các website. Nếu vào các diễn đàn thì còn kinh hoàng hơn nữa.

Và, em thắc mắc rằng nếu nó chỉ theo trào lưu nhất thời, nó sẽ không tồn tại lâu. Thế nhưng, ngược lại, dường như nó xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày của các bạn trẻ. Người lớn (học vấn cao) phản đối; người trẻ (trình độ không thấp) vẫn tiếp tục sử dụng. Thực tế, số bạn trẻ này không ít. Em không hiểu là các tờ báo điện tử muốn thu hút lượng độc giả này bằng việc sử dụng ngôn từ như thế hay... ngược lại?

Thầy nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Em còn một ý kiến nữa.

Khi thầy sửa mẩu tin của tụi em, em thấy thầy thường chia làm nhiều đoạn ngắn, dù tin chỉ khoảng 150 chữ. Các trang Reuters, Chinadaily... cũng làm như thế (cho dễ đọc và đỡ mỏi mắt?). Nhưng dường như báo in của mình thường "gom" chung thành một đoạn thôi.(Có phải vì là báo giấy nên muốn tiết kiệm "đất"?) Vậy, trình bày thế nào cũng được hả thầy?

Em chưa làm báo nên có những thắc mắc không biết có quá trẻ con không. Mong thầy giải đáp. Cảm ơn thầy.

Song Thu

Anonymous said...

Thay oi, em dang tap viet tin dau tien se nop cho thay vao ngay mai.

Hom qua nhom em da co mot buoi thuc tap nho doi. Cac thanh vien cua nhom deu rat cam on thay da tao dieu kien de tui em "tu duy bang chan".

Ngay mai em se bao cao voi thay thanh qua lao dong cua tui em nhe.

Truong Tuyet Hong

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Hồng.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Thu.

Em thắc mắc là đúng. Theo tôi, khi viết báo, ta nên dùng tiếng toàn dân. Đặc biệt không dùng tiếng Anh ba rọi.

Và học vấn cao chưa chắc đã giỏi tiếng Anh. Học vấn cao chưa chắc đã có ý thức bảo vệ tiếng nói dân tộc.

Việt kiều ở các nước nói tiếng Anh vẫn cố gắng viết đùng tiếng Việt, không dùng tiếng Anh.

Và về đoạn văn, nếu tách ra mỗi đoạn một, hai câu thì dễ đọc hơn, có chỗ cho con mắt bạn đọc "thở". Làm như vậy là ta có nghĩ tới bạn đọc.

Anonymous said...

Thưa thầy em là Phạm Sinh Thành học lớp BCVB2 -K2007. Do yêu cầu bảo mật thông tin của cơ quan nơi em làm việc nên em không thể gởi mail cũng như nhận mail của người khác gởi cho mình nhưng lại có thể làm blog bình thường (hơi buồn cười thầy nhỉ).

Ở nhà thì em chưa thuê bao đường truyền nên em xin phép thầy cho em post câu trả lời - tự sự về lý do em chọn học nghề báo ở đây:

Tại sao tôi chọn học nghề báo? – Một câu hỏi không dễ trả lời. Tôi hoàn toàn mù mờ đối với cái nghề này. Chỉ biết rằng tôi muốn học nghề này để viết lên những sự thật về những vấn đề mà mình quan tâm. Đến nay, thì biết rằng phải viết về những sự thật mà bạn đọc quan tâm.

Hiện nay, tôi đang làm việc trong một ngành mà yêu cầu của ngành là chấp hành pháp luật, hướng dẫn người khác chấp hành pháp luật, buộc người khác phải chấp hành pháp luật. Nhưng pháp luật thì không phải lúc nào cũng đúng, cũng phù hợp, cũng đạt lẽ công bằng ở một khía cạnh nào đó.

Vậy còn nghề báo thì sao? – Tôi đang học và để biết về nó. Hy vọng rằng nó còn nói lên tiếng nói của người dân chứ không chỉ nói tiếng nói pháp trị.

Thế còn các bạn của tôi, những người cùng học nghề báo hoặc những người quan tâm đến nghề báo, các bạn trả lời câu hỏi này như thế nào hoặc suy nghĩ về nghề này như thế nào? .

Em cũng có làm blog với địa chỉ http://hocnghebao.blogspot.com và dẫn đường link với blog của thầy. Do mới lập blog ở trang google này nên em cũng chưa rành về dich vụ mà google cho phép (trước đây em có viết blog với Yahoo!360 nhưng toàn viết linh tinh tán dóc thôi.)

Về bài viết tin em cũng chưa làm được, sao khó quá thưa thầy.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Thành.

Các bạn khác có ý kiến gì không về cau hỏi của Thành?

Anonymous said...

Ý kiến của Thu về câu hỏi của Thành:

Ừm, mình chỉ muốn hỏi điều nào, khoản nào không đúng? không hợp lẽ công bằng, theo bạn? Không phải hỏi theo kiểu "azit nesin" đâu nhé, hỏi thật.

Mình được biết luật nước mình chưa đủ, chưa chặt.

Có chăng quan trọng là người thi hành luật có công bình, có nghiêm minh, có tâm hay không. Và ngay cả ý thức người dân nữa kia.

Mình nghĩ cái gì cũng có lý do của nó. Nhiều khi, người dân biết hết sự thật cũng chưa chắc tốt. (tâm lý lo lắng, sợ hãi, bi quan...) Cái nào cũng có mặt này mặt kia, như đồng tiền có hai mặt vậy. Và, cuộc sống thì sao hoàn hảo được?

Đó là suy nghĩ trong sự hiểu biết hữu hạn của mình thôi. Mình không nói đúng, sai.

sinhthanhpham said...

Thu!

Có thể Thu đã hiểu sai ý của Thành. Ở đây Thành chỉ muốn nói: các bạn suy nghĩ và trả lời về câu hỏi của Thầy là "Tại sao bạn chọn học nghề báo?".

Còn vấn đề giữa Nhà nước và Nhân dân xem xét dưới góc nhìn pháp lý, lý luận về Nhà nước và Pháp luật thì rất rộng và tùy theo quan điểm của từng thuyết.

Nhưng Nhà nước hiện đại và ngày nay thì Nhà nước và Nhân dân hoàn toàn cần biết, quyền được biết,...Tất cả phải minh bạch, rõ ràng,công khai,...nếi ai không biết về ai thì thiệt hại là rất lớn.

Mến.

Anonymous said...

Em chào thầy, em là Phương Anh ạ. Hôm nay vào blog thầy em vui quá, blog sống động hẳn lên nhờ có các bạn mới. Nhưng cũng hơi buồn vì dạo này thầy ít post bài, còn em thì cứ chờ từng bài, để mà say sưa đọc và học. Em sẽ cố gắng năn nỉ cô chủ nhiệm để thầy dạy tiếp mấy môn chuyên ngành. Bữa rồi thầy nhiếp ảnh cho xem hình của thầy tại buổi ra mắt khoa Báo Chí truyền thông, cả lớp nhớ và thương thầy lắm. Em chúc thầy luôn khoẻ.

Anonymous said...

Em chào thầy, em là Phương Anh ạ. Hôm nay vào blog thầy em vui quá, blog sống động hẳn lên nhờ có các bạn mới. Nhưng cũng hơi buồn vì dạo này thầy ít post bài, còn em thì cứ chờ từng bài, để mà say sưa đọc và học. Em sẽ cố gắng năn nỉ cô chủ nhiệm để thầy dạy tiếp mấy môn chuyên ngành. Bữa rồi thầy nhiếp ảnh cho xem hình của thầy tại buổi ra mắt khoa Báo Chí truyền thông, cả lớp nhớ và thương thầy lắm. Em chúc thầy luôn khoẻ.

Gatebeepers said...

Cam on em Phuong Anh.

Thay dang o Qui Nhon,cung la day hoc. Den tuan sau thay moi ve,nen cung chang dua bailen blog duoc.

Se luu tam den y kien cua em.

k4ktdta said...

Em chào thầy. Em học trường đại học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên. Lập blog này mà đây là lần đầu tiên em gặp người viết là người Việt Nam mình, blog này em lập cho lớp, nhưng hầu như không có ai trong lớp vào, cũng hơi buồn, nhưng em vẫn viết, coi nó là blog của riêng mình cũng được. Thày nhận được tin nhắn này comment lại cho em vui thầy nhá, và có thể giới thiệu qua về thầy, thầy nhé!

Gatebeepers said...

Cảm ơn em. Tôi là thầy giáo dạy môn báo chí ở TPHCM. Và cũng là nhà báo.