Các bạn học viên thân mến:
Chúng ta đã bắt đầu khóa học về kỹ thuật viết tin từ tuần trước.
Chúng ta đã thảo luận các nguyên tắc chung về viết lách.
Chúng ta sẽ còn thảo luận các vấn đề khác nữa:
Tin tức là gì
Cách tìm nguồn tin
Cách thức quan sát
Chọn thông tin, giới hạn đề tài
Phân loại tin tức
Và cuối cùng là viết tin.
Trong khóa học, chúng ta cũng sẽ làm một số bài tập; có bài theo nhóm, có bài là cá nhân.
Trong lớp, các bạn chỉ cần ghi tóm tắt, thảo luận các nội dung bài giảng. Bởi các bài giảng sẽ được lần lượt đưa lên blog này. Mỗi khi đọc xong một bài, các bạn nhớ ghi ý kiến, thắc mắc,... của mình. Đây là hoạt động được tính điểm.
Hôm nay, tôi đưa lên trước bài "nguyên tắc chung về viết lách".
Nguyên tắc chung về viết lách
Có lần người ta hỏi Hemingway (1899- 1961) tại sao ông ta lại viết đi viết lại chương cuối của cuốn Giã từ vũ khí đến khoảng 44 lần. Nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn chương 1954 trả lời: "Để cho chữ nghĩa chính xác." Chúng ta không phải nhà văn - nhà văn cỡ Hemingway cũng không nhiều - để có nhiều thì giờ gọt giũa câu chữ; tờ báo cũng không thể chờ chúng ta tỉa tót tin bài. Nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền viết lách cẩu thả.
Bên cạnh việc thu thập thông tin chính xác, nhà báo còn phải dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp nếu muốn thông tin của mình đi thẳng vào tâm trí bạn đọc. Luôn luôn phải viết rõ ràng và dễ hiểu đối với bạn đọc. Đừng nghĩ chuyện bạn hiểu thì người đọc cũng hiểu. Có nghĩa là bạn phải làm nổi bật thông điệp chính của bài báo, sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp, sử dụng ngôn từ giản dị.
Quan tâm đầu tiên của nhà báo là sự rõ ràng: thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng.
Mọi bài báo đều có một thông điệp hoặc thông báo. Đó là một thông tin hoặc một ý kiến nhà báo đưa tới bạn đọc. Dẫu sự kiện có phức tạp đến đâu đi nữa, chúng ta vẫn có thể rút ra thông báo chính yếu, quan trọng nhất trong một hoặc hai câu nói.
Các nhà báo lão luyện thường khuyên người mới vào nghề chỉ nên tìm trong sự kiện một thông báo hoặc một chủ đề mà thôi, và toàn bài báo xoay quanh, bám vào đó cũng chỉ vì muốn cho bài báo được rõ ràng. Lời khuyên này còn có nghĩa là phải chọn cách nhìn sự kiện. Nếu chúng ta đi lạc, bạn đọc sẽ lạc theo. Hơn nữa, không nên hỏi và ghi chép tràn lan; nhà báo là người chắt lọc, tìm những chi tiết có ý nghĩa.
Viết sao cho có nghệ thuật có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người mới vào nghề. Thật ra, nhà báo không viết văn, mà trước hết anh ta là người làm thông tin. Anh ta viết để giúp bạn đọc biết những gì xảy ra xung quanh, những gì độc gỉa của anh ta quan tâm. Nếu anh ta viết hay, có tài -tài năng trong làng báo rất dễ được nhìn nhận - càng tốt, bằng không hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình là được rồi.
Như vậy nhà báo phải tìm cách diễn đạt cái ruột, tức thông báo chính, một cách giản dị, rõ ràng nhất.
Trước hết, câu cú của nhà báo phải ngắn gọn và mỗi câu chỉ chứa một ý. Và thường trong loại tin trên báo ngày, cứ một hoặc hai câu lại xuống hàng một lần, không giống điều bạn học trên ghế nhà trường.
Theo phân tích của một số sách giáo khoa báo chí Pháp, Mỹ, đối với câu có chiều dài trung bình từ 20 đến 30 chữ , người đọc chỉ nhớ kỹ có một nửa đầu câu; nửa còn lại nhớ kém hơn. Và người đọc sẽ quên quá một nửa nếu câu dài hơn 40 chữ. Nên chú ý, tiếng Pháp cũng như tiếng Anh là loại tiếng đa tiết có các tiết viết dính liền nhau. Vì vậy theo soạn giả, loại tiếng như tiếng Việt có các tiết viết không dính liền nhau thì có thể chấp nhận câu dài hơn, nhưng tối đa không nên quá 30 chữ.
Vậy chúng ta nên gọt các từ thừa.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh, tiếng Pháp cũng vậy, câu dễ hiểu là câu theo thứ tự chủ từ - động từ - bổ túc từ. Viết theo lối này là tốt nhất.
Giới chuyên môn thường dùng những từ ngữ trong giới mới hiểu. Nhà báo không thể làm như vậy mà phải tìm cách biến các từ đó thành dễ hiểu cho mọi người, tức là phải thường xuyên sử dụng từ điển. Mọi từ không thông dụng sẽ cản trở bạn đọc. Và cứ mỗi câu của chúng ta lại lọt vào một vài từ khó hiểu, người ta sẽ không thèm đọc nữa.
Các bạn cũng nên dùng các động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động. Và nhớ thêm là động từ mạnh hơn danh từ, danh từ mạnh hơn tính từ, tính từ mạnh hơn trạng từ. Có báo ở Pháp cấm tiệt phóng viên dùng tính từ và trạng từ trong tin trực thuật.
Tránh kiểu viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ, tự nhiên chủ nghĩa như thường thấy trên báo chí tiếng Việt gần đây. Về mặt tâm lý, viết tắt nhiều khiến cho bạn đọc phải suy nghĩ nhiều trên các con chữ viết tắt và làm gián đoạn mạch đọc của họ. Còn sử dụng tiếng Anh nguyên văn không chú thích trên mặt báo thì…nếu mình không đủ trình độ để làm giàu thì cũng không nên làm nghèo thứ tiếng lọt lòng mình đã nghe ầu ơ.
Một điều nhắc thêm ở đây cũng không phải thừa: viết xong toàn bản tin, bạn phải đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin nếu thấy cần hoặc nếu được đề nghị trước khi giao cho biên tập viên. Nhà văn Pháp Montesquieu (1689- 1755) viết: “Nguời đọc phải kiệt sức để rút ngắn những gì mà ngưòi viết đã kiệt sức để kéo dài ra.”
Và thêm lời khuyên về viết lách của nhà báo Pháp Alain Masson: Viết ngắn không phải là mục đích tự thân. Truyền đạt ý tưởng hoặc thông tin mới là mục đích. Viết ngắn có thể buộc người viết phải chèn vào trong một bài báo những thông tin bổ sung hoặc ví dụ không thể thiếu để người đọc hiểu sự thật. Viết ngắn không phải là rút ngắn thông tin, mà rút ngắn con đường để người đọc hiểu nhanh những gì người viết đưa ra, tìm lộ trình hiệu quả nhất truyền đạt tối đa thông tin trong một thời gian tối thiểu.
Viết đúng tiếng Việt
Điều tối thiểu người ta đòi hỏi nơi một nhà báo là viết đúng tiếng mẹ đẻ, nếu không nói là viết chỉnh, viết hay.
Ở nước ngoài, khi thi vào học nghề báo trong những trường nổi tiếng, thí sinh luôn phải thi môn tiếng mẹ đẻ. Đây là một môn thi nhằm loại bớt người không rành thứ tiếng mình nói hằng ngày.
Vậy rồi mà vẫn phải canh chừng, nhắc nhở. Trung tâm Đào tạo và hoàn thiện nghề báo ở Paris đã lập ra tủ sách “Bằng tiếng Pháp trong bài” để dạy viết cho đúng tiếng Pháp. Những cuốn sách trong tủ sách này lớn hơn lòng bàn tay người lớn một tý, thường dầy khoảng 100 trang, bao quát các phương diện quan trọng nhất của từ vựng, cú pháp và dấu câu.
Các nhà báo, giáo sư Mỹ cũng viết khá nhiều sách dạy viết đúng tiếng Anh kiểu Mỹ và tiếng Anh báo chí, như cuốn Media’s Writer Handbook của George T. Arnold.
Trong sách giáo khoa nghề báo ở nước ngoài thường có chương về ngữ pháp, cách dùng từ.
Ngày nay, phóng viên phải chịu trách nhiệm chính về những sai sót trong bài mình, trong đó có sai sót về chữ nghĩa. Các tòa soạn đã sử dụng máy tính; một số còn bỏ cả chân thầy cò chuyên sửa lỗi chính tả, lỗi typô.
Cũng không thể đổ lỗi cho thợ typô, tức là người làm công việc sắp chữ và cắt dán tít vào thời việc này còn làm bằng chữ chì.
Trong khuôn khổ tập bài giảng này, không thể giải thích chi tiết tất cả qui tắc về dùng đúng tiếng Việt. Chữ viết là một loại mã. Để đọc và hiểu một văn bản, phải biết chính tả, cú pháp và dấu câu. Người chuyên viết lách còn phải học thêm qui tắc về văn bản in - qui tắc typô. Về các vấn đề này, ngoài các tiệm sách nay đã có một số sách đáng để mua mà học.
Dưới đây chỉ thêm một số gợi ý ngắn.
Tôn trọng chính tả. Không gì khó chịu bằng đọc những từ sai chính tả, nhất là hỏi ngã. Vẫn biết người Nam, người Trung không phân biệt được hai loại dấu này, vẫn biết người Bắc hay lẫn lộn giữa các âm ch và tr.
Nhưng nếu không phân biệt được thì phải học và tra tự điển chính tả. Các sự sai sót này là dấu hiệu của việc không rành rẽ tiếng Việt.
Viết đúng tên họ người trong bài. Phó chủ tịch quận 7 “Lê Xuân Hồng” không thể là “Lê Xuân Hồn” (ấy mà vẫn có đấy). Rồi tên họ người nước ngoài, công ty nước ngoài. Hay bị viết sai, Dĩ nhiên, không phải nhà báo nào cũng giỏi ngoại ngữ, nhưng điều tối thiểu phải làm là kiểm tra.
Mitterrand, hai t hai r, thường xuyên bị viết sai. Patrick thì mất k ra Patric. Qantas không có u được thêm u. Harvard thành Havard do thiếu một r; Fontainebleau quên mất một a nên hóa thành Fontainebleu.
Lỗi hay gặp nữa là viết trên khác, giữa bài khác, cuối bài khác. Có một tờ báo được tiếng là kỹ lưỡng đã để phóng viên viết tên của một người bằng ba cách khác nhau – ở trang bìa viết Michel P. “Dallemague”; ở trang 25, “Dallemagne” và “Dallemange”. Tên đúng của người này là “Michel P. Dallemagne”.
Người bị sai tên thì bị sốc, bạn đọc thì ngạc nhiên, không ngờ nhà báo lại chẳng kỹ gì cả.
Biết ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Việt đâu quá khó. Thế mà sai vẫn sai; sai không thiếu trên các mặt báo.
Ví dụ: trạng ngữ thường bị lẫn lộn với vị ngữ: “Theo ông Hoàng Tiến Dũng, giám đốc Công ty vật liệu xây dựng Hạ Long cho biết, hiện công ty có khoảng 400.000 m2 tôn.” Đã dùng “theo” thì không dùng “cho biết”, và ngược lại. Sau “theo” là trạng ngữ, còn trước “cho biết” phải là chủ ngữ.
Rành dấu câu. Một phần quan trọng trong qui ước về đọc là dấu câu. Dấu câu giúp người đọc hiểu được câu, nhịp điệu của bài, giọng. Nhưng dường như dấu câu không được quan tâm đúng mức trong trường học. Hậu quả: phần lớn các phóng viên trẻ đều không rành cách dùng dấu câu, nhất là dấu phẩy.
Nhiều người phẩy bất cứ ở đâu hoặc quên phẩy. Trong cùng một câu, họ viết hai chấm một lần rồi lại thêm hai chấm lần nữa. Họ không phân biệt được gạch ngang và mở ngoặc. Họ đóng ngoặc kép một câu trích dẫn rồi lại mở ra ngay sau “ông ...tuyên bố”, trong khi chỉ phải mở ngoặc kép một lần thôi, ở đầu và cuối câu trích dẫn.
Dấu câu tạo ý nghĩa cho câu. Một dấu câu đặt không đúng chỗ, nghĩa của câu sẽ bị biến đổi hoặc vô nghĩa như dưới đây.
Tin Bắt đầu xử phạt vi phạm giao thông theo camera ghi trên báo số 90 ngày 1-9 có đoạn: “Chủ phương tiện giao thông không xác định được, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt…theo quy định.” Theo tôi, hình như đoạn này không rõ nghĩa vì nếu camera chỉ ghi thấy cái lưng của người điều khiển xe, biết ai mà phạt? Trần Thị Hoa (Quận 10, TP.HCM)
Cám ơn nhắc nhở của bạn. Thực ra câu ở trên đúng là thế này: “Chủ phương tiện giao thông không xác định được người điều khiển xe sẽ bị xử phạt…theo quy định.”
Khâu kỹ thuật để lọt thêm vào một dấu phẩy nên mới ra cớ sự.
Chép lại văn bản cũng chép sai mà đổ lỗi kỹ thuật. Lại không xin lỗi bạn đọc.
Dường như đã là chuyện cấp bách: các nhà báo phải học lại và viết cho đúng dấu câu.
Chúng ta đã bắt đầu khóa học về kỹ thuật viết tin từ tuần trước.
Chúng ta đã thảo luận các nguyên tắc chung về viết lách.
Chúng ta sẽ còn thảo luận các vấn đề khác nữa:
Tin tức là gì
Cách tìm nguồn tin
Cách thức quan sát
Chọn thông tin, giới hạn đề tài
Phân loại tin tức
Và cuối cùng là viết tin.
Trong khóa học, chúng ta cũng sẽ làm một số bài tập; có bài theo nhóm, có bài là cá nhân.
Trong lớp, các bạn chỉ cần ghi tóm tắt, thảo luận các nội dung bài giảng. Bởi các bài giảng sẽ được lần lượt đưa lên blog này. Mỗi khi đọc xong một bài, các bạn nhớ ghi ý kiến, thắc mắc,... của mình. Đây là hoạt động được tính điểm.
Hôm nay, tôi đưa lên trước bài "nguyên tắc chung về viết lách".
Nguyên tắc chung về viết lách
Có lần người ta hỏi Hemingway (1899- 1961) tại sao ông ta lại viết đi viết lại chương cuối của cuốn Giã từ vũ khí đến khoảng 44 lần. Nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn chương 1954 trả lời: "Để cho chữ nghĩa chính xác." Chúng ta không phải nhà văn - nhà văn cỡ Hemingway cũng không nhiều - để có nhiều thì giờ gọt giũa câu chữ; tờ báo cũng không thể chờ chúng ta tỉa tót tin bài. Nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền viết lách cẩu thả.
Bên cạnh việc thu thập thông tin chính xác, nhà báo còn phải dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp nếu muốn thông tin của mình đi thẳng vào tâm trí bạn đọc. Luôn luôn phải viết rõ ràng và dễ hiểu đối với bạn đọc. Đừng nghĩ chuyện bạn hiểu thì người đọc cũng hiểu. Có nghĩa là bạn phải làm nổi bật thông điệp chính của bài báo, sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp, sử dụng ngôn từ giản dị.
Quan tâm đầu tiên của nhà báo là sự rõ ràng: thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng.
Mọi bài báo đều có một thông điệp hoặc thông báo. Đó là một thông tin hoặc một ý kiến nhà báo đưa tới bạn đọc. Dẫu sự kiện có phức tạp đến đâu đi nữa, chúng ta vẫn có thể rút ra thông báo chính yếu, quan trọng nhất trong một hoặc hai câu nói.
Các nhà báo lão luyện thường khuyên người mới vào nghề chỉ nên tìm trong sự kiện một thông báo hoặc một chủ đề mà thôi, và toàn bài báo xoay quanh, bám vào đó cũng chỉ vì muốn cho bài báo được rõ ràng. Lời khuyên này còn có nghĩa là phải chọn cách nhìn sự kiện. Nếu chúng ta đi lạc, bạn đọc sẽ lạc theo. Hơn nữa, không nên hỏi và ghi chép tràn lan; nhà báo là người chắt lọc, tìm những chi tiết có ý nghĩa.
Viết sao cho có nghệ thuật có lẽ là nỗi ám ảnh của nhiều người mới vào nghề. Thật ra, nhà báo không viết văn, mà trước hết anh ta là người làm thông tin. Anh ta viết để giúp bạn đọc biết những gì xảy ra xung quanh, những gì độc gỉa của anh ta quan tâm. Nếu anh ta viết hay, có tài -tài năng trong làng báo rất dễ được nhìn nhận - càng tốt, bằng không hoàn thành nhiệm vụ thông tin của mình là được rồi.
Như vậy nhà báo phải tìm cách diễn đạt cái ruột, tức thông báo chính, một cách giản dị, rõ ràng nhất.
Trước hết, câu cú của nhà báo phải ngắn gọn và mỗi câu chỉ chứa một ý. Và thường trong loại tin trên báo ngày, cứ một hoặc hai câu lại xuống hàng một lần, không giống điều bạn học trên ghế nhà trường.
Theo phân tích của một số sách giáo khoa báo chí Pháp, Mỹ, đối với câu có chiều dài trung bình từ 20 đến 30 chữ , người đọc chỉ nhớ kỹ có một nửa đầu câu; nửa còn lại nhớ kém hơn. Và người đọc sẽ quên quá một nửa nếu câu dài hơn 40 chữ. Nên chú ý, tiếng Pháp cũng như tiếng Anh là loại tiếng đa tiết có các tiết viết dính liền nhau. Vì vậy theo soạn giả, loại tiếng như tiếng Việt có các tiết viết không dính liền nhau thì có thể chấp nhận câu dài hơn, nhưng tối đa không nên quá 30 chữ.
Vậy chúng ta nên gọt các từ thừa.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, và tiếng Anh, tiếng Pháp cũng vậy, câu dễ hiểu là câu theo thứ tự chủ từ - động từ - bổ túc từ. Viết theo lối này là tốt nhất.
Giới chuyên môn thường dùng những từ ngữ trong giới mới hiểu. Nhà báo không thể làm như vậy mà phải tìm cách biến các từ đó thành dễ hiểu cho mọi người, tức là phải thường xuyên sử dụng từ điển. Mọi từ không thông dụng sẽ cản trở bạn đọc. Và cứ mỗi câu của chúng ta lại lọt vào một vài từ khó hiểu, người ta sẽ không thèm đọc nữa.
Các bạn cũng nên dùng các động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động. Và nhớ thêm là động từ mạnh hơn danh từ, danh từ mạnh hơn tính từ, tính từ mạnh hơn trạng từ. Có báo ở Pháp cấm tiệt phóng viên dùng tính từ và trạng từ trong tin trực thuật.
Tránh kiểu viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ, tự nhiên chủ nghĩa như thường thấy trên báo chí tiếng Việt gần đây. Về mặt tâm lý, viết tắt nhiều khiến cho bạn đọc phải suy nghĩ nhiều trên các con chữ viết tắt và làm gián đoạn mạch đọc của họ. Còn sử dụng tiếng Anh nguyên văn không chú thích trên mặt báo thì…nếu mình không đủ trình độ để làm giàu thì cũng không nên làm nghèo thứ tiếng lọt lòng mình đã nghe ầu ơ.
Một điều nhắc thêm ở đây cũng không phải thừa: viết xong toàn bản tin, bạn phải đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin nếu thấy cần hoặc nếu được đề nghị trước khi giao cho biên tập viên. Nhà văn Pháp Montesquieu (1689- 1755) viết: “Nguời đọc phải kiệt sức để rút ngắn những gì mà ngưòi viết đã kiệt sức để kéo dài ra.”
Và thêm lời khuyên về viết lách của nhà báo Pháp Alain Masson: Viết ngắn không phải là mục đích tự thân. Truyền đạt ý tưởng hoặc thông tin mới là mục đích. Viết ngắn có thể buộc người viết phải chèn vào trong một bài báo những thông tin bổ sung hoặc ví dụ không thể thiếu để người đọc hiểu sự thật. Viết ngắn không phải là rút ngắn thông tin, mà rút ngắn con đường để người đọc hiểu nhanh những gì người viết đưa ra, tìm lộ trình hiệu quả nhất truyền đạt tối đa thông tin trong một thời gian tối thiểu.
Viết đúng tiếng Việt
Điều tối thiểu người ta đòi hỏi nơi một nhà báo là viết đúng tiếng mẹ đẻ, nếu không nói là viết chỉnh, viết hay.
Ở nước ngoài, khi thi vào học nghề báo trong những trường nổi tiếng, thí sinh luôn phải thi môn tiếng mẹ đẻ. Đây là một môn thi nhằm loại bớt người không rành thứ tiếng mình nói hằng ngày.
Vậy rồi mà vẫn phải canh chừng, nhắc nhở. Trung tâm Đào tạo và hoàn thiện nghề báo ở Paris đã lập ra tủ sách “Bằng tiếng Pháp trong bài” để dạy viết cho đúng tiếng Pháp. Những cuốn sách trong tủ sách này lớn hơn lòng bàn tay người lớn một tý, thường dầy khoảng 100 trang, bao quát các phương diện quan trọng nhất của từ vựng, cú pháp và dấu câu.
Các nhà báo, giáo sư Mỹ cũng viết khá nhiều sách dạy viết đúng tiếng Anh kiểu Mỹ và tiếng Anh báo chí, như cuốn Media’s Writer Handbook của George T. Arnold.
Trong sách giáo khoa nghề báo ở nước ngoài thường có chương về ngữ pháp, cách dùng từ.
Ngày nay, phóng viên phải chịu trách nhiệm chính về những sai sót trong bài mình, trong đó có sai sót về chữ nghĩa. Các tòa soạn đã sử dụng máy tính; một số còn bỏ cả chân thầy cò chuyên sửa lỗi chính tả, lỗi typô.
Cũng không thể đổ lỗi cho thợ typô, tức là người làm công việc sắp chữ và cắt dán tít vào thời việc này còn làm bằng chữ chì.
Trong khuôn khổ tập bài giảng này, không thể giải thích chi tiết tất cả qui tắc về dùng đúng tiếng Việt. Chữ viết là một loại mã. Để đọc và hiểu một văn bản, phải biết chính tả, cú pháp và dấu câu. Người chuyên viết lách còn phải học thêm qui tắc về văn bản in - qui tắc typô. Về các vấn đề này, ngoài các tiệm sách nay đã có một số sách đáng để mua mà học.
Dưới đây chỉ thêm một số gợi ý ngắn.
Tôn trọng chính tả. Không gì khó chịu bằng đọc những từ sai chính tả, nhất là hỏi ngã. Vẫn biết người Nam, người Trung không phân biệt được hai loại dấu này, vẫn biết người Bắc hay lẫn lộn giữa các âm ch và tr.
Nhưng nếu không phân biệt được thì phải học và tra tự điển chính tả. Các sự sai sót này là dấu hiệu của việc không rành rẽ tiếng Việt.
Viết đúng tên họ người trong bài. Phó chủ tịch quận 7 “Lê Xuân Hồng” không thể là “Lê Xuân Hồn” (ấy mà vẫn có đấy). Rồi tên họ người nước ngoài, công ty nước ngoài. Hay bị viết sai, Dĩ nhiên, không phải nhà báo nào cũng giỏi ngoại ngữ, nhưng điều tối thiểu phải làm là kiểm tra.
Mitterrand, hai t hai r, thường xuyên bị viết sai. Patrick thì mất k ra Patric. Qantas không có u được thêm u. Harvard thành Havard do thiếu một r; Fontainebleau quên mất một a nên hóa thành Fontainebleu.
Lỗi hay gặp nữa là viết trên khác, giữa bài khác, cuối bài khác. Có một tờ báo được tiếng là kỹ lưỡng đã để phóng viên viết tên của một người bằng ba cách khác nhau – ở trang bìa viết Michel P. “Dallemague”; ở trang 25, “Dallemagne” và “Dallemange”. Tên đúng của người này là “Michel P. Dallemagne”.
Người bị sai tên thì bị sốc, bạn đọc thì ngạc nhiên, không ngờ nhà báo lại chẳng kỹ gì cả.
Biết ngữ pháp. Ngữ pháp tiếng Việt đâu quá khó. Thế mà sai vẫn sai; sai không thiếu trên các mặt báo.
Ví dụ: trạng ngữ thường bị lẫn lộn với vị ngữ: “Theo ông Hoàng Tiến Dũng, giám đốc Công ty vật liệu xây dựng Hạ Long cho biết, hiện công ty có khoảng 400.000 m2 tôn.” Đã dùng “theo” thì không dùng “cho biết”, và ngược lại. Sau “theo” là trạng ngữ, còn trước “cho biết” phải là chủ ngữ.
Rành dấu câu. Một phần quan trọng trong qui ước về đọc là dấu câu. Dấu câu giúp người đọc hiểu được câu, nhịp điệu của bài, giọng. Nhưng dường như dấu câu không được quan tâm đúng mức trong trường học. Hậu quả: phần lớn các phóng viên trẻ đều không rành cách dùng dấu câu, nhất là dấu phẩy.
Nhiều người phẩy bất cứ ở đâu hoặc quên phẩy. Trong cùng một câu, họ viết hai chấm một lần rồi lại thêm hai chấm lần nữa. Họ không phân biệt được gạch ngang và mở ngoặc. Họ đóng ngoặc kép một câu trích dẫn rồi lại mở ra ngay sau “ông ...tuyên bố”, trong khi chỉ phải mở ngoặc kép một lần thôi, ở đầu và cuối câu trích dẫn.
Dấu câu tạo ý nghĩa cho câu. Một dấu câu đặt không đúng chỗ, nghĩa của câu sẽ bị biến đổi hoặc vô nghĩa như dưới đây.
Tin Bắt đầu xử phạt vi phạm giao thông theo camera ghi trên báo số 90 ngày 1-9 có đoạn: “Chủ phương tiện giao thông không xác định được, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt…theo quy định.” Theo tôi, hình như đoạn này không rõ nghĩa vì nếu camera chỉ ghi thấy cái lưng của người điều khiển xe, biết ai mà phạt? Trần Thị Hoa (Quận 10, TP.HCM)
Cám ơn nhắc nhở của bạn. Thực ra câu ở trên đúng là thế này: “Chủ phương tiện giao thông không xác định được người điều khiển xe sẽ bị xử phạt…theo quy định.”
Khâu kỹ thuật để lọt thêm vào một dấu phẩy nên mới ra cớ sự.
Chép lại văn bản cũng chép sai mà đổ lỗi kỹ thuật. Lại không xin lỗi bạn đọc.
Dường như đã là chuyện cấp bách: các nhà báo phải học lại và viết cho đúng dấu câu.
Ngọc Trân
Ngọc Trân
76 comments:
Họ và tên: Huỳnh thị Thành
Tổ 08 – Lớp BCTC K08
Tóm tắt bài giảng “Nguyên tắc chung về viết lách”. Có thể tóm tắc các ý chính như sau:
1. Viết báo là gì? Viết báo không phải là viết văn đơn thuần. Viết báo là làm thông tin.
2. Mục đích yêu cầu của việc làm thông tin (viết báo) là :Truyền đạt ý tưởng hay thông tin một cách hiệu quả nhất. Thông tin được truyền tới bạn đọc phải : chính xác, trực tiếp, rõ ràng, dễ hiểu, hữu ích.
3. Nguyên tắc chung về viết lách:
3.1. Thận trọng , không cẩu thả khi lấy tin và viết bài.
3.2. Chính xác trong thu thập tin tức.Chọn lọc chi tiết để nêu bật thông tin, thông điệp cần đưa tới bạn đọc.
3.3. Chính xác trong sử dụng từ ngữ.
3.4. Cách viết :
- Câu ngắn gọn. Mỗi câu chỉ nêu một ý.
- Phải gọt giũa câu. (Bỏ các từ thừa)
- Đặt câu theo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu: Chủ từ - Động từ - Bổ túc từ.
- Không dùng các từ chuyên môn khó hiểu. Cần chuyển các từ chuyên môn thành các từ phổ thông dễ hiểu đối với bạn đọc.
- Nên dùng động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động.
- Tránh viết tắt và dùng tiếng nước ngoài.
- Viết xong tự xem lại, tự sửa, tự rút ngắn và bổ sung thông tin.
4. Sử dụng đúng tiếng Việt: Là người Việt phải biết dùng tiếng Việt. Làm báo tiếng Việt phải viết đúng tiếng Việt.
Viết đúng chính tả
Viết đúng tên họ người trong bài. Viết đúng tên địa danh trong bài.
Viết đúng ngữ pháp.
Dùng đúng các dấu câu.
Ý kiến nhận xét:
Viết báo là một công việc cao quí và khó. Bài báo là phương tiện truyền đạt thông tin tới bạn đọc. Bài báo còn là sản phẩm văn hoá của nhà báo gửi cho bạn đọc. Viết đúng tiếng Việt thể hiện lòng tự trọng bản thân và sự tôn trọng bạn đọc của nhà báo. Sử dụng tiếng Việt hay, nâng cao hiệu quả của bài báo, thể hiện năng lực viết bài của nhà báo. Vậy nên, các nhà báo (và những người học viết báo ) phải cố gắng tập viết bài.
Họ và tên: Huỳnh thị Thành
Tổ 08 – Lớp BCTC K08
Tóm tắt bài giảng “Nguyên tắc chung về viết lách”. Có thể tóm tắc các ý chính như sau:
1. Viết báo là gì? Viết báo không phải là viết văn đơn thuần. Viết báo là làm thông tin.
2. Mục đích yêu cầu của việc làm thông tin (viết báo) là :Truyền đạt ý tưởng hay thông tin một cách hiệu quả nhất. Thông tin được truyền tới bạn đọc phải : chính xác, trực tiếp, rõ ràng, dễ hiểu, hữu ích.
3. Nguyên tắc chung về viết lách:
3.1. Thận trọng , không cẩu thả khi lấy tin và viết bài.
3.2. Chính xác trong thu thập tin tức.Chọn lọc chi tiết để nêu bật thông tin, thông điệp cần đưa tới bạn đọc.
3.3. Chính xác trong sử dụng từ ngữ.
3.4. Cách viết :
- Câu ngắn gọn. Mỗi câu chỉ nêu một ý.
- Phải gọt giũa câu. (Bỏ các từ thừa)
- Đặt câu theo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu: Chủ từ - Động từ - Bổ túc từ.
- Không dùng các từ chuyên môn khó hiểu. Cần chuyển các từ chuyên môn thành các từ phổ thông dễ hiểu đối với bạn đọc.
- Nên dùng động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động.
- Tránh viết tắt và dùng tiếng nước ngoài.
- Viết xong tự xem lại, tự sửa, tự rút ngắn và bổ sung thông tin.
4. Sử dụng đúng tiếng Việt: Là người Việt phải biết dùng tiếng Việt. Làm báo tiếng Việt phải viết đúng tiếng Việt.
Viết đúng chính tả
Viết đúng tên họ người trong bài. Viết đúng tên địa danh trong bài.
Viết đúng ngữ pháp.
Dùng đúng các dấu câu.
Ý kiến nhận xét:
Viết báo là một công việc cao quí và khó. Bài báo là phương tiện truyền đạt thông tin tới bạn đọc. Bài báo còn là sản phẩm văn hoá của nhà báo gửi cho bạn đọc. Viết đúng tiếng Việt thể hiện lòng tự trọng bản thân và sự tôn trọng bạn đọc của nhà báo. Sử dụng tiếng Việt hay, nâng cao hiệu quả của bài báo, thể hiện năng lực viết bài của nhà báo. Vậy nên, các nhà báo (và những người học viết báo ) phải cố gắng tập viết bài.
Họ tên:Hoàng Thị Liu
Tổ :3
Lớp :BCTCK08
Liu cần phải ghi ý kiến, nhận xét của mình về bài giảng.
Các bạn khác cũng vậy.
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Nga
Tổ 4 - Lớp BCTC K08
Sau khi đọc bài “ Nguyên tắc chung về viết lách” , tôi rất mừng vì đã được hiểu một cách hệ thống về những nguyên tắc cần thiết mà người làm báo phải tuân thủ , cũng như những quy định cần thiết của người làm báo khi đặt bút thực hiện một sản phẩm báo chí .
Trước khi trình bày , cho phép tôi tự giới thiệu . Tôi hiện là phóng viên của Đài TNND thành phố Hồ Chí Minh . Đến với nghề Báo do tuân thủ phân công của thủ trưởng . Năm 1981 , sau 4 năm làm nữ chiến sĩ với quân hàm thượng sĩ , công tác tại Phòng Chí Trị - Ban Tuyên Huấn , Bộ Tư lệnh TP.HCM tôi nhận quyết định của Tư lệnh phân công về Phòng Thời sự - Đài TNND làm phóng viên chương trình phát thanh Lực lượng vũ trang thành phố, có nhiệm vụ tuyên truyền hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội và lực lượng dân quân địa phương . Sau đó , do có gia đình và có con nhỏ , tôi được phân công viết chuyên mục Phụ nữ , đồng thời tác nghiệp mảng Thời sự - nội chính . Có thể nói , tôi đến với nghề Báo bằng tinh thần người lính ( chấp hành mệnh lệnh) và sau đó là lòng đam mê với nghề dù tôi chưa từng được học gì về nghề làm báo , ngoài tham dự các lớp bồi dưỡng Thông tin viên do Quân khu 7 tổ chức từ những năm 1979 , để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phản ánh hoạt động của LLVT trong công tác SSCD. Những năm đầu tiên làm phóng viên Thời sự , tôi đã được tác nghiệp ở Campuchia ( Biên giới Tây Nam) theo đội hình chuyên gia sang giúp bạn . Theo chân lực lượng TNXP ở các tỉnh biên giới . Ngày xưa không có xe gắn máy , những chuyến đi cơ sở về huyện Củ Chi , Hóc Môn , Bình Chánh, Thủ Đức , Nhà Bè bằng xe đạp là chuyện bình thường và luôn mang theo chiếc máy ghi âm loại băng tròn nặng hơn 5kg, cùng cơ số pin và micro. Để tự nâng cao nghiệp vụ , tôi đã học ở các anh chị phóng viên lâu năm ở Đài , học khi theo các anh chị tác nghiệp , học từ sản phẩm và so sánh cũng đề tài đó mình viết đã đạt chưa. Thú thật , cho đến nay hơn 27 năm làm báo ,tôi vẫn còn cảm giác mình chưa thật sự là nhà báo vì không được đào tạo qua trường lớp . Mỗi sản phẩm báo chí dù là bản tin hay phóng sự - ghi nhanh đến những trang viết về gương người tốt việc tốt , tôi luôn đọc đi đọc lại ít nhất 3 lần để tự sửa chữa hoặc rút ngắn sao cho bài viết cô đọng mà không thiếu ý . Tôi luôn tự bắt mình đi về phải viết ngay, để truyền đến người nghe cảm xúc mình nhận được trong chuyến đi . Trong quá trình làm báo , tôi chưa từng bị phê bình vì viết sai quan điểm, đường lối hay vi phạm đạo đức người làm báo . Khi biết tôi đăng ký thi vào Khoa báo chí - Trường ĐH KHXHNV , bạn bè cùng trang lứa và các em, các cháu mới vào nghề đều can : “ học làm gì khi đã ngấp nghé tuổi về hưu” . Tôi cho rằng “ Nghề báo không đòi hỏi tuổi tác , chỉ cần lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm” . Những yếu tố đó tôi đều có , vì vậy tôi học trước nhất là bổ sung những gì được xem là nguyên tắc không thể thiếu trong các sản phẩm báo chí , chỉ được truyền dạy trong nhà trường điều này tôi chưa được học. Học báo chí , để giải quyết tâm trạng âu lo của người làm báo tay ngang không qua trừơng lớp , điều này khiến tôi luôn thiếu tự tin khi nộp bài cho Ban biên tập. .Cuối cùng , học để sau này khi về hưu , có thể làm một nhà báo già cộng tác với các báo – đài , trước hết là cho đỡ nhớ nghề sau đó là kiếm chút nhuận bút để đi du lịch trong nước cho vui .
Trở lại với bài “ Nguyên tắc chung về viết lách” tôi cho rằng : muốn có sản phẩm báo chí hay , người viết phải tuân thủ quy định bất di bất dịch “ Cẩn thận khi lấy tư liệu và thận trọng khi xử lý thông tin”, tất cả đều phải chính xác từ con số đến địa danh , nhân vật , sự kiện . Phải xác định mình là người đưa thông tin đến bạn đọc , không phải là nhà văn nên bản tin không nhất thiết phải trau chuốt câu chữ với nhiều từ xáo rỗng mà quên đi mục đích chính là lượng thông tin cần thiết , những thông điệp muốn chuyển đến bạn đọc. Tuy không cần phải trau chuốt câu chữ , nhưng không thể cẩu thả viết câu cụt , câu thừa chấm phẩy lung tung . Phải tự mình thường xuyên bổ sung vốn từ tiếng Việt , cân nhắc khi áp dụng từ Hán -Việt , tuy có điểm giống nhau nhưng đặt từ vào câu sao cho phù hợp chứ không phải giống giống là sử dụng được . Cần phải đặt mình vào vị trí bạn đọc , hãy đọc trước tác phẩm xem mình có hiểu không rồi mới nộp cho Ban biên tập.Bài giảng của Thầy rất dễ hiểu giúp em hiểu được trách nhiệm của người làm báo và chắc chắn em sẽ tự tin hơn khi áp dụng những điều thầy dạy vào qua trình tác nghiệp sau này .
Cám ơn Thầy đã đọc cảm nhận này của em .
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Nga
Tổ 4 - Lớp BCTC K08
Sau khi đọc bài “ Nguyên tắc chung về viết lách” , tôi rất mừng vì đã được hiểu một cách hệ thống về những nguyên tắc cần thiết mà người làm báo phải tuân thủ , cũng như những quy định cần thiết của người làm báo khi đặt bút thực hiện một sản phẩm báo chí .
Trước khi trình bày , cho phép tôi tự giới thiệu . Tôi hiện là phóng viên của Đài TNND thành phố Hồ Chí Minh . Đến với nghề Báo do tuân thủ phân công của thủ trưởng . Năm 1981 , sau 4 năm làm nữ chiến sĩ với quân hàm thượng sĩ , công tác tại Phòng Chí Trị - Ban Tuyên Huấn , Bộ Tư lệnh TP.HCM tôi nhận quyết định của Tư lệnh phân công về Phòng Thời sự - Đài TNND làm phóng viên chương trình phát thanh Lực lượng vũ trang thành phố, có nhiệm vụ tuyên truyền hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội và lực lượng dân quân địa phương . Sau đó , do có gia đình và có con nhỏ , tôi được phân công viết chuyên mục Phụ nữ , đồng thời tác nghiệp mảng Thời sự - nội chính . Có thể nói , tôi đến với nghề Báo bằng tinh thần người lính ( chấp hành mệnh lệnh) và sau đó là lòng đam mê với nghề dù tôi chưa từng được học gì về nghề làm báo , ngoài tham dự các lớp bồi dưỡng Thông tin viên do Quân khu 7 tổ chức từ những năm 1979 , để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phản ánh hoạt động của LLVT trong công tác SSCD. Những năm đầu tiên làm phóng viên Thời sự , tôi đã được tác nghiệp ở Campuchia ( Biên giới Tây Nam) theo đội hình chuyên gia sang giúp bạn . Theo chân lực lượng TNXP ở các tỉnh biên giới . Ngày xưa không có xe gắn máy , những chuyến đi cơ sở về huyện Củ Chi , Hóc Môn , Bình Chánh, Thủ Đức , Nhà Bè bằng xe đạp là chuyện bình thường và luôn mang theo chiếc máy ghi âm loại băng tròn nặng hơn 5kg, cùng cơ số pin và micro. Để tự nâng cao nghiệp vụ , tôi đã học ở các anh chị phóng viên lâu năm ở Đài , học khi theo các anh chị tác nghiệp , học từ sản phẩm và so sánh cũng đề tài đó mình viết đã đạt chưa. Thú thật , cho đến nay hơn 27 năm làm báo ,tôi vẫn còn cảm giác mình chưa thật sự là nhà báo vì không được đào tạo qua trường lớp . Mỗi sản phẩm báo chí dù là bản tin hay phóng sự - ghi nhanh đến những trang viết về gương người tốt việc tốt , tôi luôn đọc đi đọc lại ít nhất 3 lần để tự sửa chữa hoặc rút ngắn sao cho bài viết cô đọng mà không thiếu ý . Tôi luôn tự bắt mình đi về phải viết ngay, để truyền đến người nghe cảm xúc mình nhận được trong chuyến đi . Trong quá trình làm báo , tôi chưa từng bị phê bình vì viết sai quan điểm, đường lối hay vi phạm đạo đức người làm báo . Khi biết tôi đăng ký thi vào Khoa báo chí - Trường ĐH KHXHNV , bạn bè cùng trang lứa và các em, các cháu mới vào nghề đều can : “ học làm gì khi đã ngấp nghé tuổi về hưu” . Tôi cho rằng “ Nghề báo không đòi hỏi tuổi tác , chỉ cần lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm” . Những yếu tố đó tôi đều có , vì vậy tôi học trước nhất là bổ sung những gì được xem là nguyên tắc không thể thiếu trong các sản phẩm báo chí , chỉ được truyền dạy trong nhà trường điều này tôi chưa được học. Học báo chí , để giải quyết tâm trạng âu lo của người làm báo tay ngang không qua trừơng lớp , điều này khiến tôi luôn thiếu tự tin khi nộp bài cho Ban biên tập. .Cuối cùng , học để sau này khi về hưu , có thể làm một nhà báo già cộng tác với các báo – đài , trước hết là cho đỡ nhớ nghề sau đó là kiếm chút nhuận bút để đi du lịch trong nước cho vui .
Trở lại với bài “ Nguyên tắc chung về viết lách” , bài giảng của thầy mạch lạc, dễ hiểu. Tôi hiểu và nhận biết : muốn có sản phẩm báo chí hay , người viết phải tuân thủ quy định bất di bất dịch “ Cẩn thận khi lấy tư liệu và thận trọng khi xử lý thông tin”, tất cả đều phải chính xác từ con số đến địa danh , nhân vật , sự kiện . Phải xác định mình là người đưa thông tin đến bạn đọc , không phải là nhà văn nên bản tin không nhất thiết phải trau chuốt câu chữ với nhiều từ xáo rỗng mà quên đi mục đích chính là lượng thông tin cần thiết , những thông điệp muốn chuyển đến bạn đọc. Tuy không cần phải trau chuốt câu chữ , nhưng không thể cẩu thả viết câu cụt , câu thừa chấm phẩy lung tung . Phải tự mình thường xuyên bổ sung vốn từ tiếng Việt , cân nhắc khi áp dụng từ Hán -Việt , tuy có điểm giống nhau nhưng đặt từ vào câu sao cho phù hợp chứ không phải giống giống là sử dụng được . Cần phải đặt mình vào vị trí bạn đọc , hãy đọc trước tác phẩm xem mình có hiểu không rồi mới nộp cho Ban biên tập.
Cám ơn Thầy đã đọc cảm nhận này của em .
Ho va ten: Nguyen Ngoc Nhung - to 7
Lop: BCTCK08
Kính chúc thầy 1 tuần mới thật nhiều niềm vui và thành công.
Ý kiến của em:
- Cách giảng bài của thầy hay, sinh động và thực tế.
- Phong cách trẻ, dễ hiểu
tuy nhiên thầy suy nghĩ thêm cách dạy ngoài trời, tại công viên, cafe.....
Hiiii
Sao ít người chịu đọc và đóng góp ý kiến thế này?
Đừng quên rằng đây là một hoạt động có chấm điểm. Ai không làm sẽ bị trừ điểm thi.
Cảm ơn Thầy Ngọc Trân đã cho chúng em xem bài viết của Thầy. Khi xem xong bài viết em cảm thấy mình trưởng thành lên rất nhiều, tích lũy và học hỏi được thật nhiều kiến thức từ Thầy! bài viết của Thầy rất dể hiểu, người đọc nắm ngay được những vấn đề mình cần phải học. Em mong rằng Thầy sẽ còn nhiều bài viết, nhiều kinh nghiệm trong ngành làm báo nữa để chỉ dạy chúng em.
Em nghĩ răng mình đã học được một số kiến thức từ bài viết của Thầy:
- Phải viết rõ ràng, không vòng vo, sai lệch chủ đề "chuyện chi nói lẹ ra đi".
- Ngôn từ phải chính xác, tránh sử dụng từ ngữ chuyên ngành, sử dụng dấu phẩy(,), dấu chấm (.), cấu trúc câu hợp lý.
- Viết đúng chính tả, hạn chế sử dụng tiến anh, kiểm tra lại bài viết trước khi đọc giả xem...
Thầy ơi trong bài viết của Thầy em thấy có một sai sót nhỏ thôi, mong Thầy điều chỉnh lai nhé:
"Dấu câu tạo ý nghĩa cho câu. Một dấu câu đạt không đúng chỗ, nghĩa của câu sẽ bị biến đổi hoặc vô nghĩa như dưới đây."
Em có viết một tin ngắn, kính mong Thầy xem và sữa cho em nhé!
Triển lãm mỹ thuật TP.HCM năm 2008
TP.HCM – 10 giờ sáng 02-03, Hội mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc cuộc triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ nữ với chủ đề “Cuộc sống quanh ta” diễn ra từ ngày 2 đến 10-3. Triển lãm do Ông Phạm Hữu Đồng – Phó chủ tịch Hội mỹ thuật TP.HCM tổ chức với sự tham gia của gần 50 Hội viên trong CLB bao gồm 68 tranh và 3 tượng.
Đây là hoạt động diễn ra hàng năm nhằm tôn tinh vẽ đẹp tâm hồn, tài năng hội họa của phụ nữ Việt Nam nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Bà Nguyễn Thị Tâm – chủ nhiệm CLB cho biết cuộc triển lãm có qui mô ngày một lớn hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm giao lưu nghệ thuật quần chúng, xóa bỏ ranh giới giữa chị em phụ nữ với nam giới, tìm ra hội viên mới để phát triển phong trào.
Chào Thầy, chúc Thầy Vui khỏe!!
Nguyễn Chí Nghĩa (tổ 8) lớp BCTCK08
Cảm ơn Thầy Ngọc Trân đã cho chúng em xem bài viết của Thầy. Khi xem xong bài viết em cảm thấy mình trưởng thành lên rất nhiều, tích lũy và học hỏi được thật nhiều kiến thức từ Thầy! bài viết của Thầy rất dể hiểu, người đọc nắm ngay được những vấn đề mình cần phải học. Em mong rằng Thầy sẽ còn nhiều bài viết, nhiều kinh nghiệm trong ngành làm báo nữa để chỉ dạy chúng em.
Em nghĩ răng mình đã học được một số kiến thức từ bài viết của Thầy:
- Phải viết rõ ràng, không vòng vo, sai lệch chủ đề "chuyện chi nói lẹ ra đi".
- Ngôn từ phải chính xác, tránh sử dụng từ ngữ chuyên ngành, sử dụng dấu phẩy(,), dấu chấm (.), cấu trúc câu hợp lý.
- Viết đúng chính tả, hạn chế sử dụng tiến anh, kiểm tra lại bài viết trước khi đọc giả xem...
Thầy ơi trong bài viết của Thầy em thấy có một sai sót nhỏ thôi, mong Thầy điều chỉnh lai nhé:
"Dấu câu tạo ý nghĩa cho câu. Một dấu câu đạt không đúng chỗ, nghĩa của câu sẽ bị biến đổi hoặc vô nghĩa như dưới đây."
Em có viết một tin ngắn, kính mong Thầy xem và sữa cho em nhé!
Triển lãm mỹ thuật TP.HCM năm 2008
TP.HCM – 10 giờ sáng 02-03, Hội mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc cuộc triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ nữ với chủ đề “Cuộc sống quanh ta” diễn ra từ ngày 2 đến 10-3. Triển lãm do Ông Phạm Hữu Đồng – Phó chủ tịch Hội mỹ thuật TP.HCM tổ chức với sự tham gia của gần 50 Hội viên trong CLB bao gồm 68 tranh và 3 tượng.
Đây là hoạt động diễn ra hàng năm nhằm tôn tinh vẽ đẹp tâm hồn, tài năng hội họa của phụ nữ Việt Nam nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Bà Nguyễn Thị Tâm – chủ nhiệm CLB cho biết cuộc triển lãm có qui mô ngày một lớn hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm giao lưu nghệ thuật quần chúng, xóa bỏ ranh giới giữa chị em phụ nữ với nam giới, tìm ra hội viên mới để phát triển phong trào.
Chào Thầy, chúc Thầy Vui khỏe!!
Nguyễn Chí Nghĩa (tổ 8) lớp BCTCK08
Ho ten:Nguyen Hoang Anh Thu
To:6
Lop: BCTC K08
Thua Thay! Bai Thay viet tren blog rat de hieu a.Cam on Thay!
Ho ten:Nguyen Hoang Anh Thu
To:6
Lop:BCTCK08
Thua Thay!
Em Da doc bai viet cua Thay tren Blog.Bai viet rat hay,rat sinh dong,rat de hieu.Cam on Thay.Chuc Co va Thay ngay 8-3 vui ve ,hanh phuc!
Ho ten: Hoang Thi Liu
To:3
Thua Thay! Hom truoc em ko co thoi gian nen chua viet y kien cua minh duoc.
Em co y kien nhu sau:
-Bai giang cua Thay viet ro rang,vi du cu the.Em tom tat cac y chinh sau:
Nguyen tac chung ve viet lach:
-Thong tin chinh xac.
-tu ngu chinh xac.
-Viet don gian ,gon gang,truc tiep
-Ro rang,de hieu.
-Cau dung ngu phap,ngon tu gian di
-Cau ngan gon,mot y.
-Viet dung tieng viet,dau cau ,cu phap.
-Ton trong chinh ta.
-Got cac tu thua.
-Nen dung cac dong tu manh,han che dung the thu dong.
-Viet dung ten ho,nguoi trong bai
-Tranh viet tat va su dung tieng Anh vo toi va.
-Viet xong doc lai.Tu sua chua,rut ngan hoac bo sung thong tin khi can thiet.
*Em xin duoc hoi them ve viec su dung nhung con so trong bai viet ,nhung con so can phai dien dat den su chinh xac?
-Bai viet nen tranh nhung tu ngu mang tinh ky thi.
Ho ten: Hoang Thi Liu
To:3
Thua Thay! Hom truoc em ko co thoi gian nen chua viet y kien cua minh duoc.
Em co y kien nhu sau:
-Bai giang cua Thay viet ro rang,vi du cu the.Em tom tat cac y chinh:
Nguyen tac chung ve viet lach:
-Thong tin chinh xac.
-tu ngu chinh xac.
-Viet don gian ,gon gang,truc tiep
-Ro rang,de hieu.
-Cau dung ngu phap,ngon tu gian di
-Cau ngan gon,mot y.
-Viet dung tieng viet,dau cau ,cu phap.
-Ton trong chinh ta.
-Got cac tu thua.
-Nen dung cac dong tu manh,han che dung the thu dong.
-Viet dung ten ho,nguoi trong bai
-Tranh viet tat va su dung tieng Anh vo toi va.
-Viet xong doc lai.Tu sua chua,rut ngan hoac bo sung thong tin khi can thiet.
*Em xin duoc hoi them ve viec su dung nhung con so trong bai viet ,nhung con so can phai dien dat den su chinh xac?
-Bai viet nen tranh nhung tu ngu mang tinh ky thi.
Cảm ơn em đã đặt câu hỏi.
Về các con số, đương nhiên phải kiểm tra cho chính xác.
Và chắc chắn không nên viết kiểu kỳ thị, miệt thị người khác. Đó mới là người viết chuyên nghiệp, có tâm.
Hơn nữa, như trong lớp đã nói, cần chú ý hơn tới tính hữu ích của tin tức đối với người đọc.
Đề nghị các bạn khác đóng góp ý kiến.
Trương Kiều Diễm
Lớp BCTC K08
Tổ 8
-----------
Bài thầy viết rất dễ hiểu. Đặc biệt là có nhiều ví dụ cụ thể và thực tế. Nhờ đó giúp em hiểu được sâu hơn về bài giảng của thầy.
Qua bài viết của thầy, em nhận thấy rằng, em còn nhiều thiếu sót trong việc trao dồi ngữ pháp tiếng việt (kể cả dấu câu).
Sáng ngày 2/3, em và anh Chí Nghĩa có đến Hội mỹ thuật TP. HCM, để xem cuộc triển lãm mỹ thuật của họa sĩ nữ nhân dịp chào mừng ngày 8/3. Em có viết một tin ngắn về cuộc triển lãm này. Định nhờ thầy nhận xét. Nhưng khi đọc đi đọc lại nhiều lần. Em thấy còn sai sót căn bản như không biết chính xác tên và chức vụ của người được nêu lên trong bài ( do tụi em chưa tiếp cận được trực tiếp với những người đó).
Em sẽ rút kinh nghiệm và cố gắng viết lại những tin sau này cho hoàn chỉnh hơn ^_^
Chúc thầy sức khỏe !!!
Em chào Thầy!
Em tên là: Trần Kim Loan – Tổ 3 – Khoa báo chí K08
Em đã đọc bài giảng của thầy trên Blog. Bài viết rất dễ hiểu và cô đọng. Em có 1 ý thắc mắc nhỏ kính mong thầy giải thích để trong quá trình làm việc em không bị mắc sai sót.
• Trong 1 câu ngoài danh từ riêng phải viết hoa thì mình có phải viết hoa theo 1 nguyên tắc nào không? (Vd: Hội nghị hòa bình Trung Đông; Các tiểu vương quốc À-rập thống nhất).
• Khi viết tên các nước mình phải viết theo tiếng Anh hay phải phiên âm ra Tiếng Việt? (Vd: Arab Saudi hay Ả-rập Xê-út).
Xin cám ơn thầy.
Cảm ơn em đã hỏi.
Viết hoa thường tùy thuộc vào từng tờ báo. Có tờ viết hoa như thế này: "Hội nghị hòa bình Trung Đông", có tờ thế này: "Hội nghị Hòa bình Trung Đông".
Phần lớn các báo đều để nguyên tên riêng (theo tiếng Anh)
Em chào thầy!
Em là Phạm Thị Thu Hường, tổ 2 lớp BCTCk08.
Theo em, bài viết của thầy đã rất cụ thể về những nguyên tắc viết tin. Em cũng có mấy câu hỏi, mong thầy giúp giùm em.
1. Về những con số, theo nguyên tắc của báo in, thì không nên làm tròn số (ngoại trừ những con số rất lớn, đến hàng tỉ)?
2. Hiện nay trong các bài phóng sự, em thường thấy người viết sử dụng cả 2 dấu cùng lượt (vd: "?!", "!?"), thầy có thể cho em biết thêm về cách sử dụng này?
Em cám ơn thầy!
Chúc thầy một ngày vui!
Nông Văn Phòng
tổ 8-lớp bctc08
Đơn vị công tác: Trung tâm Nghe nhìn Thông Tấn Xã Việt Nam tại TP.HCM
em chào thầy!
qua một ngày làm việc khá mệt mỏi nhưng khi học với thầy em cảm thấy thích thú lắm. em nói thế không phải là nịnh thầy đâu. bởi vì em đã từng học qua môn này, em nghĩ " học lại chắc chán lắm" nhưng khi học với thầy em luôn tìm thấy cái mới.
qua đấy em mới thấy được là có một cái tin hay không phải dễ chút nào.
hom nay em lên blog cua thầy chỉ có vài ý kiến nhận xét vậy như vậy thôi.
em chào thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe
Em chào thầy!
Em tên là :Cấn Thị Thu Hương,tổ 7,lớp BCTCK08
Em cám ơn thầy đã cho tụi em những giờ học sôi nổi,sinh động.Bài giảng của thầy rất rõ ràng,dễ hiểu,và tụi em đã tiếp thu những kiến thức ấy không chút khó khăn nào.Em hy vọng thầy sẽ tiếp tục giảng dạy cho lớp chúng em những kiến thức bổ ích cho công việc viết báo sau này.
Bài viết của thầy đã cô đọng đầy đủ những điều cần biết và nên tránh của một người viết báo.Trong bài viết ấy em thích nhất câu:Nguời đọc phải kiệt sức để rút ngắn những gì mà người viết đã kiệt sức để kéo dài ra.Đúng vậy,chúng ta đôi khi dài dòng không cần thiết,và điều này làm cho người đọc "càng đọc càng không hiểu gì".Trước giờ em vẫn thường mắc phải lỗi này,em viết rất dài,và em cho rằng viết như vậy mọi người mới hiểu rõ được ý mình.Nhưng sau khi nghe bài giảng của thầy thì em biết mình đã sai,viết báo không giống viết văn và em cần luyện tập để "chuyện chi nói lẹ ra đi".Rất mong thầy giúp em và cả lớp cùng tiến bộ.
Chúc thầy cuối tuần vui vẻ.
Về thắc mắc của em Thu Hường, xin trả lời như sau:
Chỉ làm tròn con số trên tít; trong bài nên viết chính xác. Số lớn, nhỏ gì cũng vậy.
"?!", "!?" . Dấu chấm than dùng kết hợp với dấu hỏi đặt trong ngoặc đơn để biểu thị thái độ mỉa mai hoặc vừa mỉa mai vừa hoài nghi. Không viết (?!), mà viết (!?).
chào thầy!
em tên là: Đặng Thành Công thuộc tổ 01
khi em đọc các bài viết của thầy trên blog, em nhận thấy có tác dụng rất lớn cho quá trình học mơn viết tin. Em nhận thấy cách thầy trình bày đơn giản, dễ tiếp thu, dễ hiểu
chào thầy!
em tên là: Đặng Thành Công
thuộc tổ 01
em nhận thấy các bài viết của thầy trên đây rất hữu ich
cách viết đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành, có những ví dụ minh họa rất sinh động
thưa thấy trong bài coq viết " viết đúng tiếng mẹ đẻ, nếu không nói là viết chỉnh, viết hay" thế khi trích dẫn lời của ngưòi nói ta có thể dẫn theo bằng tiếng đại phương được không ạ.
Ngô Phước Tiến tổ 1
Trả lời em Tiến:
Thường trong phóng sự người ta có thể dùng tiếng địa phương, đặc biệt khi trích lời nhân vật. Bài tin thì không. Nhưng chú ý: báo Hà Nội, khi viết tin, sẽ viết theo tiếng Hà Nội - ví dụ: con lợn; báo TPHCM sẽ viết theo tiếng SG - con heo.
Cần biết: mỗi báo đều có quy định về viết lách, mà thường các biên tập viên phải nắm vững (để có thể sửa bài của phóng viên và cộng tác viên). Ví dụ: có báo dùng USD, nhưng có báo lại viết đôla Mỹ. Hoặc km, cây số,...
Chào Thầy!
Em tên là Hoa Tranh ở nhóm 8
Qua mẫu tin thầy đưa ra để ví dụ cho phần dấu câu, ta thấy được là dấu câu vô cùng quan trọng trong bài viết. Dấu câu nếu đặt không đúng chỗ sẽ gây cho bạn đọc hiểu lầm, hiểu sai... Chỉ là một "con dấu" rất nhỏ nhưng nguy hại to lớn. Em sẽ cố gắng học tập thật nhiều và chú ý hơn trong việc sử dụng dấu câu. Mong được thầy chỉ bảo nhiều hơn.
Chúc thầy cuối tuần vui vẻ!
Thưa Thầy!
Em là Nguyễn Thị Lan Phương-tổ 1.
Em rất thú vị khi được học môn Viết tin do Thầy giảng dạy. Những ý kiến xây dựng chúng em trên lớp học và bài giãng của Thầy trên trang Blog đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong viết tin. Em đọc rất nhiều lần bài của Thầy trên blog, từ đó em đã nhận ra nhiều lỗi mà em mắc phải như: về chữ nghĩa, chính tả, dấu câu...Đồng thời em cũng có một vài điều chưa hiểu: Trong viết tin có bao nhiêu thể loại? thế nào gọi là viết tin trực thuật? em thấy có nhiều tuần báo viết 1 tin dài trên 300 chữ, như thế có phải là 1 tin hay không? 1 tin nên viết khoãng bao nhiêu chữ mà có thể truyền tải được thông tin đến người đọc vì hiện nay người làm kinh tế không có nhiều thời gian để đọc những tin dài như thế. Và theo Thầy, cứ 1 hoặc 2 câu lại xuống hàng một lần liệu có ảnh hưởng đến cách trình bày của 1 trang báo hay không?
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, chữ nhỏ và vừa là tính từ, thì có nên viết hoa không? Thầy chỉ dạy giúp em nhé!
Cám ơn Thầy rất nhiều
Em kính chúc Thầy cùng gia đình có 1 ngày nghĩ cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc.
Chào thầy!
Em là Mguyễn Phạm Trúc Ngân
Tổ 4
Em đã đọc xong bài viết của thầy trên blog và qua đó em đã hiểu nhiều hơn về viết lách cũng như làm báo. Quan trọng hơn nữa là khi được học với thầy em cảm thấy yêu tiếng việt nhiều hơn
Em muốn hỏi thầy 1 vấn đề, đó là: Khi học ở trường thầy cô đã giao cho em đi thực tập viết bài ở Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, sau khi viết xong em đã nộp lên cho cô nhưng cô nói là không được dùng "Trường mù" mà phải là "Trường khuyết tật". Nhưng bản thân tên trường đó là Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, em chỉ ghi lại đúng như tên trường trong bài viết của mình. Vậy em hỏi thầy như vậy có sai không ạ?
Cám ơn thầy
Trả lời em Ngân: vấn đề hơi tế nhị. Có lẽ em nên chụp hình bảng hiệu nhà trường, trên đó ghi rõ "Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, và đưa cho cô giáo xem.
họ và tên:huỳnh phúc hậu
nhóm:08
lớp: tại chức báo chí khóa 08
Thầy kính mến!
Em đã xem qua bài viết của thầy, nó giúp cho em có thể hiểu thêm về cách viết một bài báo và hiểu được nhiều lỗi mà lâu nay bản thân em mắc phải.em đang công tác bên lĩnh vực báo hình (truyền hình thông tấn), vì vậy em mong thầy chỉ bảo cho em về ccách viết tin trong truyền hình làm sau cho phù hợp.vì em vẫn sai nhiều khi viết nhất là hình một nơi lời bình lại khác và lời bình trùng lắp với hình ảnh.em mong thầy chỉ bảo em thêm.vì em chi hoc kĩ thuật ( quya phim, dựng phim) chưa học nhiều về viết tin.
cám ơn thầy chúc thầy nhiều sức khỏe
Em Hậu: Về truyền hình, chắc em chờ tới lúc có giảng viên về truyền hình để học thêm.
Nhưng nói chung, nguyên tắc viết tin cho báo viết, báo hình, báo nói hay báo mạng đều giống nhauv ề cơ bản: ngắn gọn, đủ nghĩa. Và sử dụng cấu trúc hình tháp ngược là tốt nhất.
Nguyen van Quyen,To 6,Lop Bao Chi Tai Chuc has sent you a link to a blog:
Cam on Thay da danh cho em mot bai hoc mang lai bo ich trong ky thuat viet tin
Thưa thầy!
Em tên là Nguyễn Thiện Khánh Chân_Tổ 1
Em sinh năm 1989,chắc chắn rằng trong lớp em nhỏ nhất ạ,vốn dĩ em định thi vào nghành báo chí hệ chính qui,nhưng đáng tiếc em không đủ điểm xét tuyển,và em đăng kí ngay lớp tại chức vì không muốn thời gian trôi qua lãng phí.Từ sau khi quyết định học cho tới bây giờ,gần 1 tháng học,em nghĩ rằng con đường đào tạo này thực sự rất có ích cho em.Học thầy chỉ 3 buổi,nhưng lại là môn chuyên nghành,có những thắc mắc,khó khăn từ trước em vẫn chưa hình dung hết nhưng em biết rằng làm báo không đơn giản chỉ là viết bài,săn tin.Nó đòi hỏi người làm báo có những chuyên môn nhất định cũng như kiến thức,cách ứng xử và giải quyết vấn đề nhanh nhẹn.Sau khi đọc bài giảng đầu tiên của thầy về “Nguyên tắc viết lách” và “Viết đúng tiếng Việt” em rút ra được một số bài học tâm đắc,viết câu không nên quá dài,nên ngắt đọan xuống hàng,nên viết đơn giản,không cầu kì hoa mĩ vì mình hiểu chưa chắc người đọc sẽ hiểu vv..vv.Đây là những sai lầm em thường hay mắc phải khi còn học phổ thông,câu cú ngữ pháp lê thê,dài dòng làm cho mạch văn nặng nề dù đó là bài viết tin hay 1 bài văn tự luận học đường.Như thầy đã dạy,rút ngắn bài viết không phải làm nó ngắn đi như nghĩa đen vốn có,mà cần rút tỉa,gọt dũa những thông tin thừa,vô ích,để lại trong bài những tin tức quan trọng và hữu ích nhất cho người đọc.Một bản tin ngắn 150 chữ nhưng có đầy đủ mọi tin tức xung quanh vấn đề chắc chắn không hề dễ dàng cho người mới vào nghề.Tránh sa đà vào ý kiến chủ quan của bản thân cũng như diễn đạt không lôgic mà làm cho người đọc khó khăn trong việc nắm bắt tin tức.Có lẽ đây là yêu cầu tối thiểu của người viết báo phải không thầy?Viết bài,sau đó được thầy sửa với em là điều rất có ý nghĩa,vì nó là những bài học đầu tiên khi em và các anh chị bước đầu làm quen với cái gọi là tin tức nhà báo.
Em thành thật cám ơn thầy rất nhiều và xin chúc thầy với gia đình lun mạnh khỏe ,hạnh phúc
Thưa thầy!
Em tên là Nguyễn Thiện Khánh Chân_Tổ 1
Em sinh năm 1989,chắc chắn rằng trong lớp em nhỏ nhất ạ,vốn dĩ em định thi vào nghành báo chí hệ chính qui,nhưng đáng tiếc em không đủ điểm xét tuyển,và em đăng kí ngay lớp tại chức vì không muốn thời gian trôi qua lãng phí.Từ sau khi quyết định học cho tới bây giờ,gần 1 tháng học,em nghĩ rằng con đường đào tạo này thực sự rất có ích cho em.Học thầy chỉ 3 buổi,nhưng lại là môn chuyên nghành,có những thắc mắc,khó khăn từ trước em vẫn chưa hình dung hết nhưng em biết rằng làm báo không đơn giản chỉ là viết bài,săn tin.Nó đòi hỏi người làm báo có những chuyên môn nhất định cũng như kiến thức,cách ứng xử và giải quyết vấn đề nhanh nhẹn.Sau khi đọc bài giảng đầu tiên của thầy về “Nguyên tắc viết lách” và “Viết đúng tiếng Việt” em rút ra được một số bài học tâm đắc,viết câu không nên quá dài,nên ngắt đọan xuống hàng,nên viết đơn giản,không cầu kì hoa mĩ vì mình hiểu chưa chắc người đọc sẽ hiểu vv..vv.Đây là những sai lầm em thường hay mắc phải khi còn học phổ thông,câu cú ngữ pháp lê thê,dài dòng làm cho mạch văn nặng nề dù đó là bài viết tin hay 1 bài văn tự luận học đường.Như thầy đã dạy,rút ngắn bài viết không phải làm nó ngắn đi như nghĩa đen vốn có,mà cần rút tỉa,gọt dũa những thông tin thừa,vô ích,để lại trong bài những tin tức quan trọng và hữu ích nhất cho người đọc.Một bản tin ngắn 150 chữ nhưng có đầy đủ mọi tin tức xung quanh vấn đề chắc chắn không hề dễ dàng cho người mới vào nghề.Tránh sa đà vào ý kiến chủ quan của bản thân cũng như diễn đạt không lôgic mà làm cho người đọc khó khăn trong việc nắm bắt tin tức.Có lẽ đây là yêu cầu tối thiểu của người viết báo phải không thầy?Viết bài,sau đó được thầy sửa với em là điều rất có ý nghĩa,vì nó là những bài học đầu tiên khi em và các anh chị bước đầu làm quen với cái gọi là tin tức nhà báo.
Em thành thật cám ơn thầy rất nhiều và xin chúc thầy với gia đình lun mạnh khỏe ,hạnh phúc.
Thưa thầy!
Em tên là Nguyễn Thiện Khánh Chân_Tổ 1
Em sinh năm 1989,chắc chắn rằng trong lớp em nhỏ nhất ạ,vốn dĩ em định thi vào nghành báo chí hệ chính qui,nhưng đáng tiếc em không đủ điểm xét tuyển,và em đăng kí ngay lớp tại chức vì không muốn thời gian trôi qua lãng phí.Từ sau khi quyết định học cho tới bây giờ,gần 1 tháng học,em nghĩ rằng con đường đào tạo này thực sự rất có ích cho em.Học thầy chỉ 3 buổi,nhưng lại là môn chuyên nghành,có những thắc mắc,khó khăn từ trước em vẫn chưa hình dung hết nhưng em biết rằng làm báo không đơn giản chỉ là viết bài,săn tin.Nó đòi hỏi người làm báo có những chuyên môn nhất định cũng như kiến thức,cách ứng xử và giải quyết vấn đề nhanh nhẹn.Sau khi đọc bài giảng đầu tiên của thầy về “Nguyên tắc viết lách” và “Viết đúng tiếng Việt” em rút ra được một số bài học tâm đắc,viết câu không nên quá dài,nên ngắt đọan xuống hàng,nên viết đơn giản,không cầu kì hoa mĩ vì mình hiểu chưa chắc người đọc sẽ hiểu vv..vv.Đây là những sai lầm em thường hay mắc phải khi còn học phổ thông,câu cú ngữ pháp lê thê,dài dòng làm cho mạch văn nặng nề dù đó là bài viết tin hay 1 bài văn tự luận học đường.Như thầy đã dạy,rút ngắn bài viết không phải làm nó ngắn đi như nghĩa đen vốn có,mà cần rút tỉa,gọt dũa những thông tin thừa,vô ích,để lại trong bài những tin tức quan trọng và hữu ích nhất cho người đọc.Một bản tin ngắn 150 chữ nhưng có đầy đủ mọi tin tức xung quanh vấn đề chắc chắn không hề dễ dàng cho người mới vào nghề.Tránh sa đà vào ý kiến chủ quan của bản thân cũng như diễn đạt không lôgic mà làm cho người đọc khó khăn trong việc nắm bắt tin tức.Có lẽ đây là yêu cầu tối thiểu của người viết báo phải không thầy?Viết bài,sau đó được thầy sửa với em là điều rất có ý nghĩa,vì nó là những bài học đầu tiên khi em và các anh chị bước đầu làm quen với cái gọi là tin tức nhà báo.
Em cám ơn thầy rất nhiều và xin chúc thầy với gia đình lun mạnh khỏe ,hạnh phúc
HỌ TÊN: PHAM HỮU TRUNG
TỔ 7
LỚP BCTCKO8
TÓM TẮT BÀI GIẢNG CỦA THẦY TẠI LỚP
Tin Tức là gì? Đọc, viết tin như thế nào cho đúng
Note
• Tư duy bằng chân.
• đối tượng tham khảo, lệch nguồn tin.
1. Tìm hiểu về tin tức
• Có nhiều khái niệm về tin tức, vd: theo NewYork Times thì tin tức là tất cả những gì được viết trên báo.
• Hiểu các quan tâm của cộng đồng
• Tìm những người làm ra tin
• Không phải bài viết nào cũng có tin tức
2. Các yếu tố tin tức
• Thời sự ( giá xăng dầu tăng, dịch cúm H5N1, dịch muỗi… )
• Liên quan ( theo từng đối tượng, nêu các vấn đề liên quan cần quan tâm, các chuyện quan trọng…
• Tin quan trọng ( theo từng đối tượng có các tin quan trọng khác nhau )
• Xung đột
• Lạ
• Nổi tiếng
Note
* Tin tức là sự quan tâm. Có 2 loại quan tâm chính:
- Quan tâm tự nhiên, có các tiêu chí sau: thời sự, lạ, quan trọng, nổi tiếng, xung đột.
- Quan tâm do có liên quan.
Người viết áo nên chú trọng các tiêu chí trên, tuy nhiên khuyến khích chọn viết tin theo quan tâm liên quan ( chú trọng liên quan hữu ích gắn với thời sự. xu hướng toàn cầu hiện nay theo hướng giật gân, tạo chú ý bằng các xung đột, gay cấn… ).
* Nguồn tin: người làm tin phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tin, vi thế phải luôn luôn tiếp cận ngồn tin ( chú ý cách tiếp cận nguồn tin, kỹ thuật tiếp cận nguồn tin, tin tức phải xác định nơi chốn, thời gian cụ thể ), các cách tiếp cận thông thường theo các kênh sau:
- Quan sát: quan sát và ghi nhận thông tin và từ đó phân tích được các vấn đề trong các sự vật hiện tượng ghi nhận được từ quan sát thực tế.
- Tư liệu ( chú ý: tham khảo tư liệu nhưng cần thẩm tra, kiểm tra tính xác thực nguồn tin tham khảo )
Công thức viết tin
5W + H
What ( tóm tắt) when, where, who
Why
How
( lồng vào các yếu tố hữu ích )
Hoặc viết theo chiều ngược lại
NOTE: Trên đây chỉ là những ghi chép theo ý kiến chủ quan, kính mong thầy và các anh chị có ý kiến bổ sung.
Thân ái
SƠ LƯỢC BÀI GIẢNG TẠI LỚP
Note
• Tư duy bằng chân.
• đối tượng tham khảo, lệch nguồn tin.
1. Tìm hiểu về tin tức
• Có nhiều khái niệm về tin tức, vd: theo New York Times thì tin tức là tất cả những gì được viết trên báo.
• Hiểu các quan tâm của cộng đồng
• Tìm những người làm ra tin
• Không phải bài nào cũng có tin tức
2. Các yếu tố tin tức
• Thời sự ( giá xăng dầu tăng, dịch cúm H5N1, dịch muỗi… )
• Liên quan ( theo từng đối tượng, nêu các vấn đề liên quan cần quan tâm, các chuyện quan trọng…
• Tin quan trọng ( từng đối tượng có các tin quan trọng khác nhau )
• Xung đột
• Lạ
• Nổi tiếng
Note
* Tin tức là sự quan tâm. Có 2 loại quan tâm chính:
- Quan tâm tự nhiên, có các tiêu chí sau: thời sự, lạ, quan trọng, nổi tiếng, xung đột.
- Quan tâm do có liên quan.
Người viết áo nên chú trọng các tiêu chí trên, tuy nhiên khuyến khích chọn viết tin theo quan tâm liên quan ( chú trọng liên quan hữu ích gắn với thời sự. xu hướng toàn cầu hiện nay theo hướng giật gân, tạo chú ý bằng các xung đột, gay cấn… ).
* Nguồn tin: người làm tin phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tin, vi thế phải luôn luôn tiếp cận ngồn tin ( chú ý cách tiếp cận nguồn tin, kỹ thuật tiếp cận nguồn tin, tin tức phải xác định nơi chốn, thời gian cụ thể ), các cách tiếp cận thông thường theo các kênh sau:
- Quan sát: quan sát và ghi nhận thông tin và từ đó phân tích được các vấn đề trong các sự vật hiện tượng ghi nhận được từ quan sát thực tế.
- Tư liệu ( chú ý: tham khảo tư liệu nhưng cần thẩm tra, kiểm tra tính xác thực nguồn tin tham khảo )
Công thức viết tin
5W + H
What ( tóm tắt) when, where, who
Why
How
( lồng vào các yếu tố hữu ích )
Đây là những ghi nhận cơ bản về những lời giảng của thầy tại lớp, kính mong thầy và các bạn bổ sung những gi còn chưa đủ để chúng ta có được 1 bài học hòan chỉnh hơn.
Thân ái
Cảm ơn em Trung đã ghi lại bài giảng trong lớp.
Tôi giải thích thêm một số điểm.
Về quan tâm do liên quan, Trung ghi: chú trọng liên quan hữu ích gắn với thời sự. xu hướng toàn cầu hiện nay theo hướng giật gân, tạo chú ý bằng các xung đột, gay cấn….
Đúng là chúng ta cần chú trọng sự hữu ích liên quan đến thời sự.
Nhưng phần tiếp theo: "xu hướng toàn cầu hiện nay theo hướng giật gân, tạo chú ý bằng các xung đột, gay cấn…." là cách làm tin của nhiều nhà báo, không nhấn mạnh đến tính hữu ích, mà chủ yếu hướng đến sự quan tâm tự nhiên.
Về các nguồn tin thì nguồn nào cũng cần kiểm tra, cân nhắc trước khi dùng; chứ không phải chỉ kiểm tra nguồn tư liệu.
Về công thức viết tin, nên viết theo hình tháp ngược.
Viết theo chiều ngược lại cũng được, nhưng tôi không khuyến khích cách viết này.
Pham Trung
Tổ 7 - Lớp BCTCK08
Thưa Thầy,
Cám ơn về những lời giải thích của thầy để em có thể hiểu sâu hơn về bài học.
Phương pháp giảng dạy của thầy thật sự gây cho em ấn tương và thích thú ( hihi có lẽ do em là dân Imformation technology chăng )
Em cũng đã tạo 1 Blog với địa chỉ la coaltrung.blogspot.com. Hiện tại thì blog chưa có bài xuất bản, nhưng em hy vọng sẽ hòan thiện nó theo thời gian.
Kính chúc thầy sức khỏe
Em chào Thầy!
Em tên là Hoàng Thị Liu-tổ 3
Hôm nay Thầy sẽ sửa bài cho tồ chúng em nhưng ví lý do bận việc gia đình nên em không đi học được.Em xin phép Thầy cho em nghỉ buổi hôm nay.
Tổ của em có chọn đề tài về môi trường.Em xin gửi bài viết lên đây nhờ Thầy góp ý kiến cho em ạ.Em xin cảm ơn Thầy.
Việt Nam có 2 Tp trong danh sách 6 Tp bị ô nhiễm không khí nhất thế thế giớI.
Vừa qua,Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố cho thấy 2 Tp của VN là Hà NộI và TpHCM nằm trong danh sách 6 Tp bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới.
Nguyên nhân chính là do tốc độ công nghiệp hoá- đô thị hoá nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng trên diện rộng đặc biệt là các khu đô thị.Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa,cầu đường đang diễn ra khắp mọI nơi làm cho tình trạng bụI bặm càng trở nên trầm trọng.Ngoài ra còn một lượng lớn khí thài độc hạI từ các phương tiện tham gia giao thông,từ các khu công nghiệp,từ chất thảI và nước thải.
Điều đáng lo ngạI hiện nay là môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tớI đờI sống và sức khoẻ của con người. Đe doạ và cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các Tp này.
Về bài em Liu:
Bản tổng kết đó được công bố lúc nào? Em lấy nó ở đâu?
Bốn thành phố ô nhiễm kia là các thành phố nào?
Không viết tắt "Tp", viết nguyên.
Cần hỏi thêm 1,2 chuyên gia môi trường Việt Nam về bản báo cáo này, và đưa vào trong bản tin.
Về đoạn cuối: "Điều đáng lo ngạI hiện nay là môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tớI đờI sống và sức khoẻ của con người". Đây là câu bình luận. Không nên dùng, trừ phi đó là lời của chuyên gia. Nếu là lời chuyên gia thì viết: Chuyên gia X cho biết: "Điều đáng lo ngại ..."
Còn câu này: "Đe doạ và cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các Tp này" là câu què, tức không đúng ngữ pháp
Cam on Thay da gop y giup em ah.Bai viet cua em con qua nhieu sai sot,em se chinh sua lai.
Ve so lieu thi do truong nhom cua to em da gui cho mot so bai bao cu de lay thong tin ah.
Em Liu:
Thế này là sao? Hãy cho biết rõ:
"Ve so lieu thi do truong nhom cua to em da gui cho mot so bai bao cu de lay thong tin ah".
Chú ý: Hãy tư duy bằng chân (như tôi đã nói trong lớp).
Họ tên: Phạm Hữu Trung
Tổ 7 - Lớp BCTCK08
Nộp bài viết tin
Thưa thầy,
Sáng nay trong buổi cafe sáng với bạn bè, em có nghe một câu chuyện vui vui và ý tưởng viết tin được hình thành. Nội dung bài viết chi tiết như sau:
CẢNH GIÁC “ MỸ NHÂN KẾ “
Từ sau tết Nguyên đán 2008 đến nay, theo lời kể của các nạn nhân thì thường vào khoảng từ 7 giờ đến 8 giờ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai ( đoạn từ NTMK – CMT8 ) xuất hiện một thủ đoạn lừa gạt tuy không mới nhưng rất có hiệu quả. Phương pháp được xử dụng chính là “ Mỹ nhân kế “.
Theo lới kể của nạn nhân, anh T.Q.K chuyên viên Công ty điện thoại S-Fone cho biết: thông thường anh đi làm vào khoảng thời gian như trên, lần thứ nhất cách đây hơn 1 tháng khi a đang chạy xe thì bất ngờ nghe tiếng gọi của một cô gái có ngoại hình dễ nhìn và theo cảm nhận của anh là khá thùy mị, cô gái nhận là bạn của anh và nói chuyện huyên thuyên như hai người bạn lâu ngày gặp nhau. Tuy chưa xác định được cô gái kia là ai nhưng anh cũng cảm thấy vui vì bất ngờ được làm quen với người đẹp, sau khi cùng nhau đi chung một đoạn đường nàng bất ngờ chủ động dừng xe và trao đổi số điện thọai để tiện cho việc liên lạc, tiếp đến nàng vào của hàng văn phòng phẩm và nhờ anh K trông xe hộ để mua ít đồ dùng, ít phút sau đó nàng quay trở ra và ngỏ ý mượn anh K 100.000 ngàn vì sáng vội quá nàng quên mất ví !? không quên cho a một cái hẹn ăn trưa để cảm ơn vì lòng hào hiệp của anh.
Dĩ nhiên là cuộc hẹn ăn trưa sẽ chẳng bao giờ diễn ra, điều bất ngờ thú vị là cũng vào thời gian, địa điểm như trên anh K lại “ may mắn “ được người đẹp chiếu có thêm một lần nữa sau gần 1 tháng, và lần này thì khi bất ngờ nghe tiếng gọi “ quen quen “ anh đã vội vàng cắt đuôi ngay lập tức.
Mong thầy và các anh chị góp ý cho bài viết đầu tiên của Trung
Thân ái.
Bài của Trung, tuy không phải bài tin, nhưnh có tình tiết hay và hữu ích.
Em Trung nên viết thêm bài tin (là môn đang học).
Dưới dây là đóng góp của Lâm Vy, tổ 5 (gởi qua mail):
Kính chào thầy!
Em tên là: Trần Thụy Lâm Vy
Tổ: 05 . Lớp: BCTC K8
Sau khi đọc xong bài viết của thầy trên blog, em xin tóm tắt các ý chính sau đây:
-Quan tâm đầu tiên của nhà báo là sự rõ ràng: thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng.
-Chọn cách nhìn sự kiện
-Nhà báo phải tìm cách diễn đạt cái ruột, tức thông tin chính, một cách giản dị, rõ ràng nhất.
-Nên gọt các từ thừa.
-Giới chuyên môn thường dùng những từ ngữ trong giới mới hiểu. Nhà báo không thể làm như vậy mà phải tìm cách biến các từ đó thành dễ hiểu cho mọi người, tức là phải thường xuyên sử dụng từ điển.
-Cấm tiệt phóng viên dùng tính từ và trạng từ trong tin trực thuật.
-Tránh kiểu viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ
-Viết xong toàn bản tin, phải tự đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin nếu thấy cần hoặc nếu được đề nghị trước khi giao cho biên tập viên
-Viết ngắn không phải là rút ngắn thông tin, mà rút ngắn con đường để người đọc hiểu nhanh những gì người viết đưa ra
-Viết đúng tiếng mẹ đẻ, nếu không nói là viết chỉnh, viết hay
-Ngày nay, phóng viên phải chịu trách nhiệm chính về những sai sót trong bài mình, trong đó có sai sót về chữ nghĩa.
-Biết ngữ pháp. Rành dấu câu.
Dù mới bước chân vào lãnh vực báo chí này, nhưng với niềm đam mê, em mong rằng cùng với sự chỉ dạy tận tâm của thầy em sẽ trang bị cho bản thân những kỹ năng thích hợp cho công việc tương lai. Chân thành cám ơn thầy, chúc thầy và gia đình nhiều sức khỏe, điều cuối cùng là em rất thích nét dí dỏm của thầy.
Thưa Thầy,
Trước hết em kinh lời thăm sức khỏe Thầy, em mong thầy đừng buồn vì blog ít được các bạn học viên quan tâm. Em nghĩ các bạn ít quan tâm vì nguyên nhân chủ yếu là chưa quen được cách học mới và nhiều bạn chưa làm quen được với kênh thông tin hữu ích bằng internet, cũng có thể các bạn nhiều người không có điều kiện tiếp cận.
Về bài viết của em, em chưa phân biệt rõ lắm như hế nào là 1 bài tin? cấu trúc chuẩn của bài tin?
bài viết của em có thể gọi là gì?
Em cảm ơn đánh giá của Thầy cho bài viết của em và em mong nhận được từ Thầy thêm nhiều sự chỉ dạy hữu ích hơn nữa.
P.Trung
Pham Trung - Tổ 7 - Lớp BCTCK08
Thưa thầy,
sau khi đọc tài liệu thầy post hôm nay, em hiểu được một bài tin là như thế nào. Em viết 1 bài tin gửi để thầy đánh giá giúp em, em hy vọng sẽ tốt hơn bài " cảnh giác mỹ nhân kế ". Nội dung bài viết chi tiết như sau:
Tiện ích quản lý hệ thống của Microsoft
Theo công bố của Microsoft ngày 15/3/2008 ( http://www.microsoft.com ) – hãng này vừa công bố một phần mềm công cụ quản lý hệ thống phiên bản MSCE SP1 ( Microsoft System Center Essentials 2007 SP 1 ) dành cho máy chủ và máy trạm.
Chức năng chính của MSCE SP1 nhằm giúp người phụ trách giám sát hệ thống một cách chuyên nghiệp như: kiểm tra trạng thái máy chủ, giám sát màn hình và thiết bị mạng. Ngoài ra, MSCE SP1 còn hổ trợ các kỹ thuật viên phân phát, nâng cấp các phầm mềm tiện ích đến các máy trạm, tập trung quản lý thiết bị phần cứng và phần mềm trên cùng 1 bản điều khiển.
MSCE SP1 hổ trợ 500 máy trạm và 30 máy chủ cùng lúc. Phầm mềm hiện đang cung cấp miễn phí tại trang web: http://www.microsoft.com/systemcenter/essentials/essentials.mspx
Em xin chào Thầy!
Em tên là Ngô Văn Sở. Hiện đang theo học lớp Báo chí tại chức K08.
Sau khi đọc bài viết của Thầy, giúp em hiểu được nhiều điều về công việc viết lách ( đây là một lĩnh vực mang tính xã hội cao, gần gũi với công chúng). Tuy nhiên, trong bài viết này em thấy có những lỗi về dấu chấm câu, dấu nháy,... có thể sẽ làm người đọc khó hiểu.
Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với em, có thể sẽ có một số mặt còn hạn chế. Nên em chỉ có ý kiến như vậy. Mong thầy chỉ cho em những sai sót trong bài mà em chưa nhận ra.
Em cám ơn Thầy.
Về bài của em Trung: Cần thêm giải thích vì không phải ai cũng hiểu các vấn đề chuyên môn. Muốn giải thích cho hay thì phỏng vấn chuyên gia để họ nói và mình ghi lại rồi đưa vào bài.
Ví dụ: cần giải thích "quản lý hệ thống"; "giám sát hệ thống"; máy chủ, máy trạm; ...
Thưa thầy,
Em cám ơn lời chỉ dạy của thầy, tuy nhiên nếu như giải thích thì bài tin sẽ rất dài và có giải thích thì cũng chưa chắc ai đọc cũng hiểu.
em sẽ cố gắng hơn cho lần sau.
Kính chúc thầy sức khỏe.
P.Trung
Vấn đề là mình phải giải thích ngắn gọn. Em có thể đọc thêm các giải thích (theo tự điển) trên mạng internet.
Về dài, ngắn: khi người đọc không hiểu thì con đường truyền thông dài ra, thậm chí bất tận; khi người đọc hiểu - thông qua các giải thích - con đường truyền thông sẽ ngắn lại.
Thưa Thầy,
Em là chuyên gia về tin học, bài viết dưới đây là nhận định của em về xu hướng thị trường hiện nay. Kính mong thay sửa lỗi cho em. Nội dung bài viết chi tiết như sau:
Xu hướng chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ giữa 2007 đến nay, xu hướng dùng máy tính xách tay bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng người sử dụng. Nguyên nhân chính để người tiêu dùng chuyển từ máy PC ( máy tính để bàn ) sang máy Laptop ( máy tính xách tay ) là do sự chênh lệch về giá và tính năng của hai lọai máy này ngày càng được thu hẹp giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
Theo anh Trần Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Hòa Thành ( Công ty nhập khẩu và cung cấp máy tính xách tay, địa chỉ 611 Lê Hồng Phong, Quận 10 ) thì giá của máy tính xách tay hiện nay từ khoảng 200 đến 2000usd tùy theo nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình 1 chiếc máy đáp ứng hòan chỉnh các nhu cầu đó. Tuy nhiên, anh Thịnh khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn thận khi mua máy xách tay vì hầu hết các máy nhập về Việt Nam đều bị các nơi bán “ hạ ” cấu hình máy xuống không còn như nguyên trạng hoặc thay đổi chi tiết linh kiện rẻ tiền hơn để cạnh tranh giá thành.
Anh Phạm Trung, chuyên viên IT cho biết: “ xu hướng chuyển từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay hiện nay là hoàn toàn chính xác vì các tính năng tiện dụng như: nhỏ, gọn, cơ động, tiện lợi. Đặc biệt là độ bền và tính ổn định của máy tính xách tay luôn cao hơn máy tính để bàn do máy tính xách tay có qui trình sản xuất và kiểm tra tính đồng bộ rất cao.”
Kính chúc sức khỏe Thầy
P.Trung
Thua thay !
E ten PHAN THI MY QUYEN o nhom 4
E da doc bai "Nguyen tac chung ve viet lach"cua thay va e rut ra duoc nhung qui trinh viet lach can thiet cho 1 nguoi lam bao nhu sau:
-Do la: 1 thong tin khi den voi nguoi lam bao thi thong tin do phai chinh xac,tu ngu phai chinh xac,de doc de hieu.
Ngoai ra,phai viet bao 1cach don gian,gon gang va truc tiep.
-Viet phai ro rang va de hieu.Cau cu phailien lac,dung ngu phap,ngon tu gian di.
-Nen got cac tu thua,phai biet chat loc va tim nhung chi tiet co nghia.
-Tranh dung tu chuyen mon,phai thuong xuyen su dung tu dien de chuyen tai thong diep den nguoi doc 1cac de hieu nhat.
-Tranh viet tat va su dung tieng nuoc ngoai bua bai.
-Viet xong ban tin phai tu doc lai va sua chua,tu rut ngan va bo xung thong tin neu thay can thiet truoc khi ban giao cho bien tap.
-Ngoai ra,dieu quan trong nhat la phai viet dung tieng me de(tieng viet)va viet dung ten nguoi duoc neu trong bai...
E co 1 so thac nho muon hoi thay la:co nen hay khong dat that "soc" cho 1 bai viet vi vua qua tren bao SAI GON 12H e co doc duoc 1tin"Thuong lai ep gia,nguoi dan keu troi".Thong tin la nhu the nhung khi doc xong thi moi thay khong den noi phai "keu troi".Hoac nhu tren bao AN NINH THE GIOI ra ngay 15-03-08 co bai viet;"Chu re 75 xuan va co dau nhi".Ket bai tac gia viet:Ong An se ra truoc vanh mong ngua mot ngay khong xa.That dang tiec,ly ra o cai tuoi xua nay hiem,ong co the an huong tuoi gia, vui vay cung con chau the nhung chi vi nhuc duc chua tan ma vuong vong lao ly.Va...............nhung ngay cuoi doi doi voi ong lao me choi trong boi Nguyen Van An se khong the la nhung ngay"lao gia an chi"
Thua thay,tac gia su dung tu ngu nhu zay co on k?
Day la nhung y kien ve bai giang va thac mac nho cua e.e chan thanh cam on thay va chuc thay co nhieu suc khoe de dem den cho chung em nhung bai giang that thu vi.
Trả lời em Mỹ Quyên:
Quan điểm của tôi là không viết giật gân, bài viết nên có sự hữu ích.
Em hãy nhớ lại bài giảng trong lớp, đặc biệt phần "tiêu chí tin tức".
Họ và tên: Bùi Xuân Trung
Tổ 5 - Lớp BCTC K08
Trước hết em xin tóm tắt bài giảng của thầy như sau:
1.Nguyên tắc chung về viết lách
- Khi viết lách phải dùng từ ngữ chính xác.
- Viết một cách đơn giản, đi thẳng vào trọng tâm của đề tài mình muốn nói.Không nên viết vòng vo khiến người đọc khó hiểu.
- Nên tránh các từ ngữ chuyên môn, nếu như dùng từ ngữ chuyên môn se gây khó hiểu cho người đọc.
- Tránh viết tắt và ít dùng tiếng nước ngoài nên dùng tiếng mẹ đẻ.
- Nên viết ngắn gọn, viết xong chúng ta nên đọc kỹ lại coi có bị sai phần nào và những chỗ nào cần phải sửa lại.
- Nên viết đúng chính tả, câu cú phải rõ ràng, nên chấm phẩy đúng dấu câu.
* Ý kiến nhận xét:
Viết báo là một công việc tốt đẹp và cũng không ít khó khăn đối với một người mới bước vào nghề.Chúng ta nên học hỏi những người đi trước những kinh nghiệm làm báo cũng như những kiến thức cơ bản cần thiết và để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp chúng ta cần phải phấn đầu thật nhiều hơn nữa.
Chúc thầy được nhiều sức khoẻ!
Thưa thầy!
Em rất cám ơn lời nhận xét và chỉ bảo tận tình của thầy.Em sẽ cố gắng tham khảo dể viết tốt hơn..
Em chào thầy!
Phan Thị Mỹ Quyên Nhóm 4
Chao thay!
Em ten Dao Thi Tu Uyen o to 8
Em da doc bai viet cua thay tren blog cung nhu nhung phan hoi cua cac ban trong lop.Em thay cac ban chi khen thoi ha,ma quan diem cua em la khong co ai la toan my, ai cung co nhung diem yeu cung nhu sai sot, chinh vi vay em quyet tam se thuong xuyen len Blog cua thay doc de phat hien nhung sai sot cua thay. Nhu vay co duoc khong ha thay?
Nhung em cung phai thua nhan mot dieu la hoc mon thay em thay that khoe vi khong phai hoc bai nhieu, bai thay viet thi em chi can doc 2 3 lan la co the nam duoc y chinh cua bai DIEU NAY EM MONG MUON THAY PHAT HUY THEM
CAM ON THAY NHIEU
Cảm ơn em Tú Uyên. Cứ mạnh dạn phê bình!
Chào thầy!
Em tên là Phạm Đỗ Quỳnh Chi
Tổ 7 - Lớp BCTCK08
Điều em thích nhất khi đọc bài Kỹ thuật viết tin của thầy đó là Viết đúng Tiếng Việt. Điều mà hiện giờ rất nhiều bạn trẻ hiện nay không chú ý cho lắm.
Khi đọc 1 tờ báo nào đó, chỉ cần thấy 1 lỗi về dấu câu; là đã thấy như nhai phải hạt sạn, khó nuốt lắm thầy ơi. Em nghĩ điều này các bạn nên chú ý khi còn ngồi trên ghế nhà trường và lúc nào cũng nên có 1 cuốn từ điển Tiếng Việt gối đầu giường ạ...^^
abc
Em: Trần Thị Xuân Phượng
Tổ 07- Lớp Báo chí tại chức K08
Do mạng của máy em có trục trặc nên mấy bữa trước em vào được Blogs của Thầy đọc và in ra toàn bộ bài viết của Thầy để ghi vào tập làm tư liệu sau nầy, tuy nhiên em chưa kịp commem thì máy lại có sự cố. Nên hôm nay em mới có bài gởi Thầy mong Thầy thông cảm.
Bài viết và hình ảnh trên Blogs của Thầy thật phong phú giúp em có điều kiện hiệu rỏ hơn về kỷ thuật viết tin, mong rằng Thầy sẽ cho nhiều bài tập hơn để chúng em có điều kiện rèn luyện thêm, em cám ơn Thầy.
Trân trọng.
Em: Trần Thị Xuân Phượng
Tổ 07- Lớp Báo chí tại chức K08
Do mạng của máy em có trục trặc nên mấy bữa trước em vào được Blogs của Thầy đọc và in ra toàn bộ bài viết của Thầy để ghi vào tập làm tư liệu sau nầy, tuy nhiên em chưa kịp commem thì máy lại có sự cố. Nên hôm nay em mới có bài gởi Thầy mong Thầy thông cảm.
Bài viết và hình ảnh trên Blogs của Thầy thật phong phú giúp em có điều kiện hiệu rỏ hơn về kỷ thuật viết tin, mong rằng Thầy sẽ cho nhiều bài tập hơn để chúng em có điều kiện rèn luyện thêm, em cám ơn Thầy.
Trân trọng.
Họ và tên: Nguyễn Thiện Khánh Chân
Tổ 1
Thưa thầy .. sau khi đọc bài Tìm nguồn tin em có một số thắc mắc sau:
-Khi viết về 1 bài tin thời sự, chân dung hay điều tra, ta nhận được 2 hoặc nhiều nguồn tin hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi ta không đủ thời gian xác minh lại sự thật rằng ai là người cung cấp chính xác. Thế thì người viết phải làm cách nào để bài tin có những thông tin vừa chính xác nhất, vừa kịp giao bài cho biên tập. Có phải bản thân người viết tự nhận xét theo khả năng ai là người nói đúng, ai nói sai hay không ạ?
-Khi thu thập nguồn tin, người viết không hẳn tìm được những thông tin cần thiết nhất mà lại chỉ được cung cấp những tin ngoài lề, chẳng quan trọng gì, cả tin cá nhân lẫn tổ chức mà bài viết vẫn đứng dặm chân tại chổ. Cái này phải là do nghiệp vụ người viết con quá yếu kém, không bao quát được vấn đề và cách đặt câu hỏi trọng tâm hay là do mối quan hệ người viết với nguồn tin chưa có, để nguồn tin thực sự tin cậy người viết mà trao đổi hết thông tin?
-Còn việc người viết lần đầu tiếp xúc với nguồn tin cá nhân, tạo một mối quan hệ gần gũi là điều cần thiết phải không thưa thầy?? Trước khi đặt câu hỏi phỏng vấn nguồn tin, người viết sẽ làm cho không khí thoải mái bằng những câu hỏi quan tâm đến sở thích, cuộc sống, gia đình nguồn tin. Điều này cần cho bài viết chân dung hay cả bài tin về thời sự??
Phần cuối thầy có viết:”Khi nguồn tin xuất hiện lần đầu tiên trong bài thì ghi đầy đủ, còn sau đó, có thể ghi tên hoặc theo lối ám chỉ gì đó”…Lối ám chỉ là như thế nào, thưa thầy? Thầy có thể cho em biết rõ hơn nữa được không ạ ??
Em cám ơn thầy rất nhiều.
glgllgg
DO THI KIM QUYEN_TO 4-LOP BCK08
e chao thay!
sau khi doc bai KY THUAT VIET TIN cua thay.e rat cam on thay da tan tinh chi day tui e cach viet tin va cac van de ve ngu phap.
e cam on thay rat nhieu!chuc thay va gia dinh nhieu suc khoe!
Thua Thay,
Em Kim Hoa (to 2) gui tiep ve noi dung Ky thuat viet tin va viet dung Tieng Viet.
Viet tin do la mot noi tran tro cua nhieu nha bao tre. Viet nhu the nao de neu duoc y chinh va noi dung chuyen thong tin den ban doc van dam bao trong dieu kien gan gon, ro rang, chinh xac la dieu kho. Do do, tieu chuan dat ra rat khac khe: Viet dung cau truc cau, tu, ngu phap, dau cau, khong sai loi chinh ta, ten nguoi, dia chi va ten tieng Anh...han che tinh tu va trang tu. Cau khong nen dai qua (moi cau 20-30 tu la duoc). Nhung y chinh phai neu ra truoc roi moi den nhung y phu moi phu hop viet cach viet tien bo phu hop voi cuoc song bay gio.
Do vay, viet tin cuc ky kho doi hoi nguoi viet phai nhanh, le, chinh xac va ro rang va co nhieu thong tin moi trong tin viet.
Thua Thay, em nho co nhung nam gan day, co mot tin lay tren Internet noi ve heo bi benh la xuat hien? Day la tin mang tinh thoi su rat cao nhung nguoc lai sao tin do gia heo o Viet Nam rot gia va nguoi nuoi heo bi lo tram trong nhung sau đo o Viet Nam van khong co benh la xuat hien tren heo? Neu em gap phai truong hop tuong tua vua neu thi em nen chuyen thong tin nay nen bao hay khong?
Thay oi, neu co gui mail gop y cho em xin Thay dung bo dau vi em khong doc duoc.
Cam on Thay.
Tra loi em Kim Hoa :
Neu tin do dung thi van phai dang. Vi nguoi nuoi heo thiet hai nhung
nguoi tieu dung thi khong.
Con khong dung thi chac chan la khong dang roi.
Tran Thi Kim Thoa - To 4
Nguyên tắc chung về viết lách
Thu thập thông tin chính xác, dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp.
Sử dụng ngôn từ giản dị, rõ ràng, dễ hiểu
Không nên hỏi và ghi chép tràn lan; biết chắt lọc, tìm những chi tiết có ý nghĩa.
Câu cú ngắn gọn, mỗi câu chỉ chứa một ý, nên gọt các từ thừa.
Tránh kiểu viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ
Viết xong phải đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin nếu thấy cần
Viết đúng ngữ pháp tiếng Việt, chính tả, dấu câu
Của Nguyễn Hoàng Anh Thư, tổ 6
NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VIẾT LÁCH
Bên cạnh việc thu thập thông tin chính xác, nhà báo còn phải:
Dùng từ ngữ chính xác.
Viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp.
Luôn luôn phải viết rõ ràng và dễ hiểu đối với bạn đọc.
Đừng nghĩ chuyện bạn hiểu thì người đọc cũng hiểu.
Phải làm nổi bật thông điệp chính của bài báo.
Sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp.
Sử dụng ngôn từ giản dị.
Quan tâm đầu tiên của nhà báo là sự rõ ràng: thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng.
Phải diễn đạt cái ruột, tức thông báo chính, một cách giản dị, rõ ràng nhất.
Câu cú của nhà báo phải ngắn gọn và mỗi câu chỉ chứa một ý.
Một hoặc hai câu lại xuống hàng một lần.
Câu có chiều dài trung bình từ 20 đến 30 chữ .
Vậy chúng ta nên gọt các từ thừa.
Câu dễ hiểu là câu theo thứ tự chủ từ - động từ - bổ túc từ.
Cũng nên dùng các động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động.
Động từ mạnh hơn danh từ, danh từ mạnh hơn tính từ, tính từ mạnh hơn trạng từ.
Tránh viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ.
Viết xong toàn bản tin, phải đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin nếu thấy cần
1/_ Viết đúng tiếng Việt:
. Điều tối thiểu người ta đòi hỏi nơi một nhà báo là viết đúng tiếng mẹ đẻ.
. Chữ viết là một loại mã.
. Để đọc và hiểu một văn bản, phải biết chính tả, cú pháp và dấu câu.
. Phải học thêm qui tắc về văn bản in - qui tắc typô.
2/_ Một số gợi ý ngắn:
a. Tôn trọng chính tả.
b. Viết đúng tên họ người trong bài.
c. Rành dấu câu.
Thái Thị Phương Anh, tổ 8
Bài: Nguyên tắc chung về viết lách
- Khi viết, bên cạnh việc thu thập thông tin chính xác, nhà báo còn phải dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp, sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp.
- Phải chọn cách nhìn sự kiện.
- Câu phải gọn, mỗi câu chứa 1 ý.
- Gọt các từ thừa.
- Dùng từ dễ hiểu, ko dùng từ chuyên môn.
- Nên dùng các động từ mạnh.
- Tránh kiểu viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ.
- Nhà văn Pháp Montesquieu (1689- 1755) viết: “Nguời đọc phải kiệt sức để rút ngắn những gì mà ngưòi viết đã kiệt sức để kéo dài ra.” --> tự rút ngắn, sửa chửa bài của mình trước khi nộp cho biên tập.
Viết đúng tiếng Việt:
- Tôn trọng chính tả.
- Viết đúng tên họ người trong bài.
- Viết đúng ngữ pháp.
- Rành dấu câu.
Một nhà báo cần phải nhớ nằm lòng các nguyên tắc trên để trở thành một người viết báo chân chính.
Võ Công Nghiệp - Tổ 8
Kính chào thầy!
Em thành thật cảm ơn thầy đã truyền thụ những kiến thức cũng như những kinh nghiệm làm báo của thầy cho em và các bạn trong thời gian qua. Những kiến thức và kinh nghiệm của thầy được truyền đạt thật sinh động và dễ hiểu. Em nghĩ nó sẽ luôn là những hành trang quí báu cho chúng em áp dụng trong trong công việc sau này. Từ bài “Nguyên tắt chung về viết lách”, em đã học hỏi được ở thầy những điều như sau:
Muốn viết được 1 bài báo tốt, bên cạnh thu thập thông tin chính xác, cần phải:
Dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp.
Viết rõ ràng và dễ hiểu.
Sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp, sử dụng ngôn từ giản dị.
Thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng.
Phải chọn cách nhìn sự kiện.
Câu cú ngắn gọn và mỗi câu chỉ chứa một ý.
Không dùng những từ chuyên môn
Dùng các động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động
Tránh viết tắt và sử dụng tiếng Anh vô tội vạ
Viết xong toàn bản tin, phải đọc lại, tự sửa chữa, tự rút ngắn, bổ sung thông tin
Phải viết đúng Tiếng Việt, nghĩa là viết đúng ngữ pháp, đúng dấu câu .
Cuối cùng em muốn hỏi thầy thầy là trong bài tin, dấu chấm phẩy ( ; ) được dùng khi nào? Có cần phải hạn chế dùng dấu chấm phẩy không?
Em xin cảm ơn thầy!
Tóm tắt bài: Nguyên tắc chung về viết lách
Bên cạnh việc thu thập thông tin chính xác, nhà báo còn phải dùng từ ngữ chính xác, viết một cách đơn giản, gọn gàng và trực tiếp nếu muốn thông tin của mình đi thẳng vào tâm trí bạn đọc.
Nên dùng các động từ mạnh, hạn chế dùng thể thụ động. Và nhớ thêm là động từ mạnh hơn danh từ, danh từ mạnh hơn tính từ, tính từ mạnh hơn trạng từ.
Ta cần phải viết rõ ràng và dễ hiểu đối với bạn đọc. Cần phải viết làm sao để làm nổi bật thông điệp chính của bài báo, sử dụng câu cú liền lạc, đúng ngữ pháp, sử dụng ngôn từ giản dị.
Khi viêt câu cú phải ngắn gọn, mỗi câu chỉ chứa một ý, một câu nên viết không quá 30 chữ. Viết câu phải theo thứ tự chủ từ - động từ - bổ túc từ.
Ta phải tôn trọng chính tả, nhất là dấu hỏi ngã.
Phải viết đúng tên họ người trong bài
Trần Kim Loan, tổ 3
em chào thầy ạ.Em đã rất nhiều lần đóng góp ý yến vào blog của thầy nhưng đêu không thấy có bài ở đây.Chắc đây là một số sai sót nhỏ của em.
Đã mấy lần em nộp bài viết tin cho thầy nhưng lần nào em cung mắc rất nhiều lỗi.Một phần vì năng lực cua em chưa có và khả năng tư duy chưa sâu.
Em cảm ơn bài viết của thầy, em sẽ cố gắng hơn nữa vào lần sau.Khi muon co bai viết tốt phải vận dụng cái đầu suy nghĩ logic và phải biết chọn lọc thong tin.Cần rất nhiều kỉ năng để làm một nhà báo, chưa nói đến một nhà báo giỏi
Em xin kính chào thầy ạ
( Nguyễn Thị Trinh tổ 5)
Post a Comment