Các bạn thân mến: Mời các bạn xem một bài phỏng vấn về kinh tế, kinh doanh.
CHúc tất cả vui.
Bản tiếng Anh của bài này tại:(You may read the English version of this story at:)
http://english.thesaigontimes.vn/Home/interviews/businesstalk/18301/
------
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp biết làm ăn
Trong một cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bách, Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư AsiaInvest kiêm Phó tổng thư ký Hội các Nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng, trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh đúng đắn, mô hình gọn nhẹ, sử dụng linh hoạt đồng vốn thì sẽ có nhiều cơ hội để vươn lên.
---
-Theo ông, từ đây đến cuối năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp những khó khăn gì ?
Trong bối cảnh lạm phát cao cộng thêm những khó khăn kéo dài từ năm 2008, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thứ nhất là khó khăn về thị trường. Để đối phó với lạm phát, người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu và chỉ tập trung vào những sản phẩm thiết yếu với giá cả hợp lý. Doanh nghiệp vì vậy cần xem xét lại các sản phẩm của mình do cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế và sản phẩm có giá bán rẻ hơn. Thứ hai là khó khăn về nguồn cung bởi giá tăng và nguồn cung không ổn định. Doanh nghiệp cần chú ý tới động thái của các đối tác và nhà cung cấp vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mình.
-Về mặt lý thuyết kinh tế, lạm phát góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thị phần cho doanh nghiệp. Điều này có đúng không?
Không hoàn toàn chính xác như vậy. Với mức lạm phát cao, thị trường sẽ bị thu hẹp và chi phí sản xuất sẽ tăng, sản phẩm tiêu thụ khó khăn hơn. Và doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề hàng tồn kho cao. Nếu không giải quyết được khó khăn này, họ buộc phải giảm quy mô sản xuất và sa thải nhân công.
-Ông thấy có doanh nghiệp nào làm ăn tốt trong thời kỳ này không?
Có. Trong giai đoạn này, nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn với mô hình gọn nhẹ và sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình thì sẽ có nhiều cơ hội để vươn lên. Trong lĩnh vực của chúng tôi – tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm cũng rất là nhiều. Hiện nay, có không ít doanh nghiệp mong muốn được tư vấn về quản trị, quảng bá, kêu gọi đầu tư, …
Ngoài các công ty tư vấn, vẫn có một số doanh nghiệp đã bứt phát. Tôi biết một trường hợp cụ thể là công ty sản xuất dầu nhớt Quảng Đông. Công ty này đã áp dụng công nghệ mới và hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực tái chế dầu thải từ tàu hỏa, tàu thủy hay xe máy thành dầu sử dụng cho xe máy. Sản phẩm của Công ty có giá rẻ và chất lượng tốt, nhờ đó đã rất thành công trong thời buổi lạm phát hiện nay.
-Nghị quyết 11 đã có ảnh hưởng sâu rộng nhưng vẫn chỉ mang tính chất chữa cháy. Theo ông, để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giai đoạn này và tiếp tục phát triển trong tương lai thì cần làm những gì?
Nhà nước đã có nhiều kế hoạch để hỗ trợ doanh nghiệp. Hội các nhà quản trị doanh nghiệp cũng đang trực tiếp tham gia.
Theo chỗ tôi được biết, Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc giúp thành lập một quỹ phát triển doanh nghiệp. Đây là hoạt động mang tính chất tổng thể để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn tín dụng do quy mô nhỏ, không có tài sản thế chấp và khả năng quản trị hạn chế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được hỗ trợ để có thể phát triển ý tưởng của mình. Hàn Quốc, chẳng hạn, đã có những trung tâm chuyên giúp đỡ các doanh nghiệp theo mô hình SCB. Doanh nghiệp có ý tưởng sẽ giới thiệu ý tưởng với trung tâm. Còn trung tâm với các chuyên gia và máy móc thiết bị sẽ giúp hoàn chỉnh sản phẩm, dịch vụ, thậm chí hỗ trợ vốn ban đầu cho đến khi doanh nghiệp có thể tự đứng trên đôi chân của mình.
-Ông có thể cho biết rõ hơn về quỹ phát triển doanh nghiệp của Việt Nam ? Ai sẽ chịu trách nhiệm điều hành quỹ?
Chưa có con số cụ thể về vốn ban đầu nhưng sẽ tương đối lớn. Vốn Nhà nước cấp sẽ chỉ chiếm một phần; phần còn lại sẽ được xã hội hóa. Mô hình SBC của Hàn Quốc có vốn lên đến 7,8 tỷ USD nhưng ban đầu Nhà nước chỉ cấp 200 triệu USD.
Ngoài vốn, các chuyên gia của quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giúp xây dựng đề án kinh doanh, phát triển sản phẩm và có thể cung cấp cả trang thiết bị và kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng nhưng lại không đủ trang thiết bị để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Hiện nay, Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật (JICA) cũng góp phần giúp hình thành quỹ này; Chính phủ Nhật có thể giúp cả một phần vốn nữa, nhưng con số chưa được tiết lộ.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính và một số cơ quan ban ngành khác là thành viên sáng lập của quỹ. Chịu trách nhiệm điều hành chính là Bộ Kế hoạch – Đầu tư mà trực tiếp là Cục phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ.
- Hội các Nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam tham gia quỹ như thế nào?
Hội hỗ trợ Cục Phát triển Doanh nghiệp trong việc chắp bút cho đề án và cũng là thành viên sáng lập.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
2 comments:
Mấy hôm nay thấy thầy viết nhiều quá! Cám ơn thầy rất nhiều về bài viết này.
Chúc thầy sức khỏe!
Nam - BCK07.
Cảm ơn em. Em đã đi làm việc chưa?
Post a Comment