17 May 2008

Trả lời câu hỏi SV

Vừa rồi có một số sinh viên đã hỏi tạp chí Nghề Báo một số vấn đề liên quan đến nghề nghiệp và tạp chí đã nhờ tôi trả lời, như sau:


Câu 1. Khi gửi ảnh (kèm bài viết) tới địa chỉ email của các tòa soạn, cần tuân theo những quy định nào? Kích thước của ảnh như thế nào là tốt nhất?

Câu 2. Là sinh viên báo chí, em nên cộng tác với nhiều báo hay chỉ nên tập trung vào một báo, một mảng nào đó trên báo mà mình muốn theo?

Đàm Thị Hồng Nhung
Báo chí K05, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXH&NV TP.HCM


Trả lời

- Về ảnh, thông thường, bạn có thể gởi ảnh dung lượng dưới 300 KB, đuôi JPEG, kèm thư điện tử.

Nhưng tốt hơn hết, nên hỏi tòa soạn bạn định gởi bài và ảnh. Mỗi tòa soạn có thể quy định khác nhau về độ phân giải của ảnh, tùy vào việc ảnh đó dùng trang nào, trình bày ra sao nữa. Báo ngày, báo tuần, tạp chí thời trang,… đều dùng ảnh theo các cách khác nhau.

- Đối với việc làm cộng tác viên, bạn nên dựa vào thế mạnh và sự ham thích của mình để chọn lĩnh vực và báo cộng tác.

Ví dụ: nếu bạn viết được và viết tương đối dễ đọc về du lịch thì nên cộng tác với các tạp chí chuyên về du lịch, như tạp chí Du lịch TPHCM, tạp chí Du lịch Việt Nam.

Nếu giỏi tin học, bạn có thể tham gia các tờ như E Chíp, Thế giới @, Cẩm nang Máy tính.

Còn nếu bạn thuận tay với các đề tài kinh tế, thương mại, hãy viết cho các tờ như Thời báo Kinh tế Sàigòn, Đầu tư Tài chính, Nhịp cầu Đầu tư.

Nói chung, nên cộng tác với một hai báo hoặc tạp chí thôi. Để họ quen mình và mình cũng quen họ, biết được “gu” của họ.

Và có lẽ nên tìm đến các tạp chí trước. Biên tập viên tạp chí thường sẵn lòng hỗ trợ, sửa bài cho cộng tác viên.


Câu 3. Em đang phân vân giữa hai nghề báo chí và kế toán. Em đam mê nghề báo nhưng lại thấy nghề kế toán cũng hay. Quan trọng là làm kế toán thì kinh tế ổn định hơn và phù hợp với giới nữ hơn. Vậy em nên chọn nghề nào vì em đều có kiến thức về cả hai ngành này.

Nguyễn Thị Thanh Hương
Báo chí 4, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXH&NV TP.HCM


Trả lời

Bạn nên làm nghề kế toán, nếu cần tiền ngay và không muốn đi ra ngoài đường nhiều. Tuy nhiên, trong khi ngồi bàn giấy, bạn vẫn có thể viết lách. Viết về …nghề kế toán, các kỹ thuật liên quan đến kế toán và tính toán, chẳng hạn.


Câu 4. Khi tác nghiệp, sinh viên báo chí gặp rất nhiều tình huống khó khăn mà chưa từng được học, được biết trước. Ví dụ như được nhân vật đưa phong bì, nhân vật từ chối trả lời phỏng vấn,… Nghề Báo có thể cho em một số lời khuyên để đối phó với những tình huống này được không?

Nguyễn Thị Khánh Hà
Báo chí 4, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXH&NV TP.HCM


Trả lời

- Không nên nhận phong bì. Nếu “bị” nhận, hãy gởi trả lại sau đó. Trả không được thì báo cáo cơ quan để cơ quan xử lý. Nếu số tiền không lớn, bạn có thể gởi cho một tổ chức từ thiện, rồi lấy biên nhận.

Đừng yếu lòng. Không thể vì một vài trăm ngàn, một vài triệu bạc, thậm chí nhiều hơn nữa, mà bán rẻ danh dự. Để khỏi cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ với chính mình đã là khốn khổ lắm rồi.

Về thực chất, đây là một vấn đề cá nhân. Bạn có thể đọc thêm bài liên quan - “Đạo đức báo chí, một cách tiếp cận thực tế” - trong Nghề Báo số 61 (11.2007).

- Khi nhân vật từ chối trả lời thì … năn nỉ. Năn nỉ không được thì … thôi, đi kiếm nhân vật khác, nguồn tin khác. Trên đời này thiếu gì chuyện để viết, thiếu gì người sẵn sàng tiếp chuyện các cây bút thứ thiệt.


Câu 5. Khi bắt tay vào viết một bài em thường lúng túng trong cách chọn thể loại cho phù hợp, vì vậy khi đọc lại thì bài viết có khi không biết mình viết theo thể loại gì, hoặc tổng hợp các thể loại. Em mới chỉ học năm nhất, những thể loại báo chí chỉ mới được giới thiệu khái quát và chủ yếu là các khái niệm, nên việc nhận dạng thể loại đã khó, việc xác định thể loại để viết càng khó hơn. Vậy khi bắt đầu viết báo em nên làm gì để xác định thể loại phù hợp và đạt hiệu quả cao cho bài viết.

Đỗ Thu Thảo
Báo chí K07, Khoa Báo chí – Truyền thông, ĐH KHXH&NV TP.HCM


Trả lời

Việc nhận biết các thể loại là cần thiết. Nhưng có lẽ bạn nên tìm hiểu thật kỹ thể loại tin trước. Thế đã đủ để đi vào nghề báo.

Bạn cần đọc trang 2 các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, đối chiếu với những gì thầy, cô đã hướng dẫn về tư duy đề tài, săn tìm tin tức và viết tin.

Bài tin cũng thường ít chữ. Như vậy viết sẽ đỡ ngán. Vấn đề chung của những người mới tập viết là …viết cho ra chữ. Có chữ, mới có cái để sửa, nhờ đó mới thành bài.

Không ít người viết lách chuyên nghiệp viết tồi với bản thảo đầu tiên. Nhưng, sau đó, họ ra sức sửa. Sửa tới, sửa lui, cho tới khi nào cảm thấy “được được” mới thôi.

Gợi ý thêm: Hãy viết mỗi ngày. Và không nên coi thường những gì đã học trong trường, nhất là những môn nghiệp vụ do các thầy, cô viết báo và làm báo lâu năm nhiệt tình giảng dạy. Viết không được, nhiều khi là tại mình.

Chúc tất cả thành công.


Người trả lời : Ngọc Trân

13 comments:

Anonymous said...

Có một số bạn nay mới đọc bài và làm tóm tắt, nhưng dù sao có vẫn còn hơn không!

Chúc tất cả vui.

Của Hoàng Thị Liu, tổ 3:

Chọn thông tin chính

• Chọn thong tin chính giới hạn đề tài
• Xác định thong tin chính cần truyền đi
• Chọn lọc thong tin ,không nên sử dụng tất cả các ghi chép
• Chọn và sử dụng thông tin thời sự nhất,quan trọng nhất,hay nhất,có ý nghĩa nhất với bạn đọc hoặc thông tin minh hoạ tốt nhất cho ý tưởng của bạn.

* Không nói hết

-Viết bài với thông tin chính,thông tin ý tưởng phải rõ.Cá c ví dụ,các chứng cứ,các trích dẫn chỉ được dùng khi chúng làm cho thông tin đó mạnh them lên
-Bổ sung việc chọn lực thông tin với việc chọn ra môt thông tin chính.Các thông tin còn lại nên biến thành thông tin phụ hoặc đưa vào trong một mẩu đóng khung,hoặc dành cho bài khác.hoặc bỏ đi
-Không chọn được thông tin chính sẽ khiến bạn do dự,không biết phải viết theo hướng nào
_ tự gạt bỏ bớt thông tin,chi tiết không cần thiết cho bài
_Có 2 loại thông tin chính:Loại dùng cho bài tin và loại dùng cho bài tổng hợp
, ý kiến,phóng sự, điều tra.
Chọn ra các yếu tố quan trọng nhất của sư kiện

*Tìm góc nhìn.
_ Sau khi chọn thông tin chính phải xử lý theo một logic nhất định để bài được liền lạc
_ để có logic .phải có góc nhìn
Góc nhìn không phải là chủ đề,góc nhìn mang tính cá nhân
_ đừng nhìn những gì chung chung và khép góc nhìn cho gọn
- trước khi đi săn tin nên lựa chọn góc nhìn
* Các tiêu chí chọn góc nhìn
- Phải là thông tin
-thông tin đó mới
_ Hoặc lạ,hoặc kỳ quái
-Hoặc có ý nghĩa
_ Hoặc hữu ích,thực dụng

* Bạn đọc khác,góc nhìn khác
_Góc nhìn thay đổi tùy theo đối tượng bạn đọc báo
- Xác định góc nhìn
- sắp xếp các yếu tố khác nhau trong tin theo thứ tự nào đó
- lúc lập dàn bài cần chú ý đến cảm xúc,sự quan tâm của bạn đọc



CÁC LOẠI TIN

Tin tức: Cứng và mềm
Tin trực thuật ( tin cứng ) là tin được trình bày một cách thẳng tuột
Tin diễn cảm ( tin mềm), mang nhiều ý nghĩa,mục đích chính là giải trí hoặc bổ trợ các tin trực thuật.
Đặc điểm tin trực thuật.
Phần khởi cung cấp những gì có ý nghĩa nhất,đáng quan tâm nhất của sự kiện
Đối với tin phát triển nhanh theo thời gian ,phát triển mới nhất của tin được đưa vào phần khởi
Luôn trích dẫn nguồn là người chứng kiến sự kiện và nguồi là chuyên gia
Việc tường thuật là một phản ứng dựa trên sự kiện
Hầu như tất cả các tin đều được săn và viết theo tư thế chạy đua với kim đồng hồ cho kịp giờ lên khuôn
Việc săn tin là cạnh tranh,phóng viên từ nhiều phương tiện thông tin đồng loạt săn tin cùng một sự kiện.
Tường thuật sâu
Là cách thức để thoát khỏi việc chỉ viết lại một cách đơn giản các sự kiện
Nó báo cho bạn đọc biết và nhận thức về những vấn đề xã hội rộng lớn hơn,đáng quan tâm hơn
Điều tra,phóng sự cũng thuộc loại tường thuật sâu
Phân tíhc,diễn giải nguồn gốc,ý nghĩa,kết quả của sự kiện
Đào sâu,chứng minh,truya tìm và ráp những thông tin biến chúng thành những bài có tính sang tạo và khám phá
Bài tường thuật sâu chỉ cung cấp thông tin và diễn giải rồi để cho bạn đọc tự rút ra kết luận

Tính chất của bài tường thuật sâu
Sự tò mò,sang kiến dẫn dắt nhà báo quyết định phải viết cái gì
Thu thập thông tin tốn thời gian có khi cả hàng tháng
Bài tường thuật sâu khi tung ra thì trở thành độc quyền
Các bài tường thuật sâu không viết dưới áp lực của giờ lên khuôn
Tin diễn cảm
Ít quan trọng hơn tin trực thuật
Cách trình bày đa dạng
Có thể gắn với thời sự
Có thể viết theo cách cứng,thẳng tuột của bài tin trực thuật


VIẾT PHẦN MỞ ĐẦU BÀI TIN
Hình thái
Khởi tóm tắt
Tóm tắt thông tin quan trọng nhất
Sự việc lạ nhất
Đơn giản,chính xac
Trong một tờ báo bài tin trực thuật quan trọng nhất
Sự quan tâm của bạn đọc đối với tin diễn cảm ít hơn tin trực thuật
Phần khởi tóm tắt thường trả lời cho câu hỏi: ai đã nói,đã làm hay trải qua chuyện gì?Điều gì đã xảy ra
*Tập trung vào con người
Sự kiện liên quan đến cá nhân thì quyết định xem bạn đọc có biết tên cá nhân đó hay không sau đó đưa tên cá nhân trong phần khởi
Ai làm cái gì
Ai nói điều gì
Nếu nhân vật trung tâm của sự kiện là người không nổi tiếng với bạn đọc thì sử dụng cách dán nhãn để giúp bạn đọc hình dung ra-nhân vật.tuổi tác,địa chỉ hoặc nơi người đấy cư trú
Tập trung vào sự kiện
Mô tả ngắn gọn,súc tích
Phần dán nhãn có thể là nghề nghiệp hoặc chức vụ của người đó.


HÃY VIẾT MỖI NGÀY

Viết lách là một công việc rấtcực khổ và để có được thành công người viết phải cần cù tập luyện đều đặn và có hệ thống
Người viết phải duy trì phong độ ở mức cao nhất không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua tập luyện hàng ngày hàng giờ
Nguời viết cũng phải học cách chấp nhận tiếp thu phê bình cho dù vất vả đến thế nào đi nữa
Biết tìm tòi sáng tạo để viết
Không chờ cảm hứng và không cần đợi có thời gian mà sắp xếp thời gian để viết.



TÌM Ý TƯỞNG VIẾT LÁCH

Tìm ý tưởng không phải là chuyện dễ đối với nhiều cây bút nhưng muốn viết lách thì phải có ý tưởng

Các phóng viên không đủ sức sản sinh ra ý tưởng thì phải lệ thuộc vào người khác, nhờ cậy ý tưởng người khác ,và nhiều khi phóng viên không có ý tưởng còn không nhận ra đâu là ý tưởng tốt có thể dẫn đến một bài báo hay
nếu không có ý tưởng, phóng viên chỉ là chân chạy viết tin bình thường.
Muốn có ý tưởng, phải khép mình vào kỷ luật.kỷ luật đó là mỗi ngày cố tìm cho ra một ý tưởng; mỗi tuần có thể trao đổi một lần với đồng nghiệp về các ý tưởng đã tìm ra. càng truy tìm, ý tưởng càng dễ xuất hiện một cách tự nhiên trong đầu tuy không phải ý tưởng nào cũng có thể biến thành bài
phải biết thắc mắc về những gì diễn ra xung quanh và quan tâm đến chúng suy nghĩ, hình dung trước xem ý tưởng của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bạn đọc; họ có liên quan, thấy hữu ích và quan tâm hay không

TÌM Ý TƯỞNG THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG

Nghĩ đến sự tương cận. Một sự kiện thời sự tầm vóc quốc gia hoặc quốc tế còn có thể tạo ra ý tưởng viết bài với góc nhìn địa phương cho gần gũi với bạn đọc
.

Hiểu tầm quan trọng của sự kiện và các xung đột

nên tìm thêm hoặc gặp gỡ các nguồn tin là người và hỏi chuyện họ để tìm ý tưởng

Đọc các tài liệu lưu trữ, những tờ báo ngoại tỉnh,nhặt các ý tưởng hay của các tờ báo khác, kể cả báo cạnh tranh. Có ý nào có thể cập nhật, khai thác lại thành bài khác? Có người nào trong bài của báo khác có thể trở thành đề tài của một bài chân dung? không bỏ qua mục quảng cáo, thỉnh thoảng có thể tìm thấy các thông tin lạ trong đó
đọc lại các bài báo viết năm ngoái và những năm trước đó về các sự kiện lớn như ngày thống nhất đất nước 30-4. Năm nay có cần viết bài tiếp về các sự kiện đó, với góc nhìn khác? Nên lập kế hoạch trước để tìm ý tưởng liên quan đến các sự kiện đó.

Xem thông cáo báo chí

MỘT SỐ GỢI Ý KHÁC VỀ TÌM Ý TƯỞNG

Theo dõi các xu hướng.
Chịu động não, làm việc này một mình hoặc trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp và với những người xung quanh. Xem thử họ đang quan tâm tới chuyện gì? Có ai trong số họ có chuyện lạ muốn chia sẻ?

Tìm hiểu quan điểm, đưa ra một vấn đề và trao đổi với một số người, xem thử mỗi người nghĩ gì về vấn đề đó

Làm sơ đồ cây sơ đồ cây cũng là một hình thức động não do các nhà nghiên cứu tìm ra, thường được các trường học bên Anh áp dụng. Đây là một cách thức suy nghĩ tập thể hoặc cá nhân, có hiệu quả cao về một chủ đề

Tìm điều trái ngược, nên bi quan và hoài nghi một cách khoa học,biết suy nghĩ ngược. như tin về một vụ bắt cóc, cần tự hỏi: Có phải một vụ dàn cảnh? Và rồi đi tìm thông tin để chứng minh, xem thử mình đúng hay sai.

Hãy cảnh giác với những điều hiển nhiên, với bệnh thành tích

Phát triển chuyên môn.

---

Ngọc Phủy, tổ 5

Em xin tóm tắt bài tin hình tháp ngược của Thầy:

Viết tin theo kiểu hình tháp ngược là kĩ thuật viết tin hiện đại, như nhà báo Hữu Thọ đã nói.
Tháp ngược là tuân theo nguyên tắc: đưa ra kết luận trước rồi vạch con đường dẫn tới kết luận đó cùng lý do tại sao mình kết luận như vậy. Nói cách khác, viết tin hình tháp ngược là nhà báo đưa ra nguyên nhân trước khi chứng minh, trả lời trước khi giải thích, kết luận trước khi lý giải, tóm tắt trước khi triển khai, nêu đại cương trước khi vào chi tiết.
Trong thời đại ngày nay do nhịp sống quá vội vã, thời gian của công chúng rất hiếm hoi, cho nên khi đọc báo đọc giả thường chỉ đọc phần đầu của bài báo,họ ít khi đọc kĩ hay đọc tất cả, do vậy nhà báo phải có cách truyền tải thông tin nhanh chóng, ngắn gọn.
Bố cục thông thường của tin theo cấu trúc hình tháp ngược:
Đoạn 1, tóm tắt thông tin quan trọng nhất của sự kiện theo ý người viết, có hướng tới bạn đọc.
Đoạn 2, 3 và có thể cả 4: Thông tin diễn giải và mở rộng phần khởi.
Các đoạn sau đó là tư liệu phụ hoặc ít quan trọng hơn.
Luôn ghi nhớ, tin hình tháp ngược không có kết luận. Phần khởi tức đoạn mở bài sẽ quyết định bố cục của bài tin. Nên dẫn nguồn ngay từ đầu phần khởi. Sau phần khởi thường là một câu ngắn gọn- phần thân bài bao giờ cũng thông tin chi tiết, minh chứng diễn giải cho phần khởi.
Một điều đáng lưu ý nữa là tin theo kiểu hình tháp ngược cần hạn chế tính từ, nên áp dụng nguyên tắc (show, don’t tell) nghĩa là chỉ ra cho thấy chứ không nói hoặc bình luận bằng các tính từ. Chỉ nên dùng trạng từ và tính từ một cách vừa phải , những lúc thật sự cần thiết.
Không nên áp dụng 5W +H một cách máy móc. Và cũng không nên lười biếng trích ngay lời nói không có gì ấn tượng của các quan chức.
Tóm lại, người viết báo phải thường xuyên luyện tập thì mới áp dụng thuần thục cách viết tin theo cấu trúc này.

---

Ngọc Phủy, tổ 5


Bài tóm tắt nguồn tin từ người:

Xây dụng mạng lưới tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng không bao giờ kết thúc của một nhà báo. Thông tin từ những người chứng kiến và tham gia sự kiện sẽ giúp cho bài tin càng trở nên đáng tin cậy và có tính tức thời. Các trích dẫn trực tiếp làm cho bài dễ đọc và thêm phần hấp dẫn.
Nguồn tin từ người là nguồn tin quan trọng nhất. Nguồn tin từ người gồm có các nguồn tin cá nhân, nguồn tin tổ chức.
- Nguồn tin từ cá nhân: Khi nhận được bất kì nguồn thông tin nào, từ phía người dân hay bất kì ai là một chuyên gia hay người có vai vế …. Thông báo đến cho phóng viên hay tòa soạn, thì tòa soạn hay phóng viên đó tiếp nhận và bắt buột phải xác minh lại nguồn tin đó xem có chính xác hay không.
Con người ta thường có tâm lý tin vào người có chức, quyền, chuyên gia. Nhưng người làm báo phải thật cẩn thận khi dùng nguồn tin, chuyên gia vai vế. Chỉ nên đặt những câu hỏi mà họ rành rẽ, hỏi càng hẹp càng tốt.
- Nguồn tin từ tổ chức: Ở Việt nam trong xã hội ngày nay có rất nhiều tổ chức. Tính chất của các tổ chức rất đa dạng. Chúng ta càng có nhiều tổ chức thì ta càng có nhiều nguồn tin. Nhưng không phải tất cả nguồn tin tổ chức đều có trọng lượng ngang nhau, độ tin cậy giống nhau. Do đó, ta phải biết chọn lọc.
Tìm nguồn tin., có các loại sau:

Nguồn tin trên báo. Gặp trực tiếp

Quan tâm đến nguồn tin Nguồn tin trong các cuộc họp
Không viết cho nguồn tin Nhờ người giới thiệu
Luôn kiểm tra nguồn tin Phải ghi đủ tên họ……
Tự giới thiệu

Tìm nguồn đối nghịch

Giao tiếp với nguồn tin

Anonymous said...

Chao thay em la Pham Thi Uyen To 5 lop bctcko8!
Thay! em da doc tat ca cac bai viet cua thay, deu hay ca thay a! Nhung em van muon hoi thay 1 cau: " Khi di lam thay co gap nhieu " Tai nan nghe nghiep hay khong?" Luc truoc em co di viet bai ve ngay bau cu hoi dong nhan dan. Trong khi em dua may chup hinh len chup thi bi luc luong cong an bat, thu may anh va tam giam em. Sang hom sau co nguoi len bao lanh moi tha em ve. Vay theo thay trong truong hop nhu vay em phai xu ly ra sao? Em thay tren nhung trang bao co hinh chup ve ngay bau cu, nhung em lai khong duoc. cam on thay nhieu.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Uyên.

Trả lời: Ai cũng có tai nạn cả. Đó là một phần của cuộc sống nghề nghiệp và trong bất cứ nghề nào.

Đối với trường hợp của em thì rút kinh nghiệm: sau này nhớ hỏi trước khi chụp hình, không cho thì thôi.

Em chú ý: đọc blog và tóm tắt tất cả các bài giảng (em chưa gởi tóm tắt).

Anonymous said...

Kinh chao Thay !
Huynh Huu Tuan,to5,Bctc k08.
Cho e hoi Thay 1 cau :truoc gio e k lam bao(e lam nghanh DLuc), nhung e thich nghe nay & di hoc. Hi vong sau khi ra truong e se xin lam "Cong tac vien" nhung chuyen do rat la mong manh:Co 1 so nguoi noi e lon tuoi(sn1975+4nam sau), Svien chinh qui ho tre, gioi hon e (tai chuc)& moi nam ho ra truong rat nhieu.Nen e k co co hoi dau ?

Gatebeepers said...

Em Tuấn:

Nếu muốn có cơ hội thì phải có can đảm học nhiều và thực hành nhiều (tức là viết nhiều).

Anonymous said...

Kính thưa thầy,
Những tài liệu thầy cung cấp trên blog này thật sự có ích cho những người đang tập làm báo hay có ý muốn học viết văn (bài báo là một bài văn dù là ở thể loại nào). Em là người làm việc lâu năm trong một ngành khác không phải khoa học xã hội. Trước nay em chưa từng tham gia viết bài gửi các báo, nhưng có tham vọng học hỏi nghề viết (văn).Những câu hỏi của các bạn hỏi thầy có thể không trùng với những thắc mắc của em, nhưng đọc phần trả lời của thầy em cũng thu được nhiều ý kiến có ích cho bản thân.
Cùng với những kiến thức, kinh nghiệm và lời khuyên , xin nhận cả tấm chân tình của người đi trước dẫn dắt đàn em.
Huỳnh Thị Thành, tổ 08 BCTT K08

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Thành.

Anonymous said...

Đ�o thị t� uy�n tổ 8
Tầm quan trọng của bạn đọc:
Điều em học được ở b�i �tầm quan trọng của bạn đọc� m� thầy cung cấp đ� l�:
Bạn đọc c� vai tr� rất quan trọng, bạn đọc l� 1 trong những yếu tố để đ�nh gi� b�i viết đ� hay hay dở.
Điều đ� c� nghĩa khi ch�ng ta đặt b�t viết một b�i tin điều đấu ti�n ch�ng ta phải t�m hiếu độc giả muốn g� Họ đang cần g� v� ch�ng ta đem đến lợi �ch g� cho bạn đọc
B�n cạnh những th�ng tin mang t�nh thời sự, n�ng hổi, bạn đọc cũng cần đến những th�ng tin mang t�nh thiết thực, họ thấy m�nh trong c�c trang b�o. Độc giả kh�ng chỉ mong muốn được cung cấp th�ng tin m� họ c�n mong muon được đem lại kiến thức về những lĩnh vực m� độc giả quan t�m, ch�nh v� vậy ch�ng ta nhận thấy hiện nay c� rất nhiều tờ b�o phục vụ cho từng đối tượng cụ thể như: B�o mực t�m, b�o khăn qu�ng đỏ, b�o thể thao. B�o phụ nữ, b�o kiến thức phổ th�ng v�v. T�y theo từng nhu cầu m� độc giả hướng tới sẽ lựa chọn cho m�nh 1 tờ b�o th�ch hợp.
Viết 1 b�i tin đ� kh� quan t�m đến nhu cầu của bạn đọc c�ng kh� hơn. Ch�nh v� vậy đ�i hỏi ch�ng ta cần c� sự đầu tư một c�ch kỹ lưỡng, đa dạng h�a c�c chủ đề để đem đến những th�ng tin ch�nh x�c, thiết thực cho bạn đọc. Tr�nh g�y nh�m ch�n cho bạn đọc bằng những th�ng tin kh�ng thiết thực thiếu ch�nh x�c bởi v� bạn đọc l� người nu�i sống m�nh bằng c�ch mua b�o


CHỌN TH�NG TIN CH�NH
X�c định th�ng tin l� địều cần l�m trước ti�n. B�n cạnh đ� ch�ng ta cần c� sự chọn lọc những th�ng tin cần thiết để đưa v�o b�i viết để tr�ch b�i vi�6t lộn xộn, kh� hiểu, kh�ng đi s�u v�o trọng tr�m ch�nh.
Nguy�n tắt căn bản của việt viết b�o l� bổ sung việc lựa chọn th�ng tin với việc chọn ra một th�ng tin ch�nh. Việc l�m đ� gi�p ta đi v�o trọng t�m ch�nh của b�i, tr�nh đi lan man
C� 2 lọai th�ng tin ch�nh: lọai d�ng cho b�i tin v� lọai cho b�i tổng hợp � kiến ph�ng sự điều tra
Lọai d�ng cho b�i tin l� việc tự đặt cho m�nh những c�y hỏi (W + H). v� c�u trả lời l� kim chỉ nam để ch�ng ta viết b�i tin
Th�ng tin cho b�i tổng hợp � kiến ph�ng sự điếu tra l� ph�i cung cấp một th�ng b�o hoặc truyền th�ng đến bạn đọc
T�m g�c nh�n cũng l� một c�ng việc quan trọng đ�i hỏi sự nhạy b�n của người nh� b�o. G�c nh�n kh�c với chủ đề. G�c nh�n mang t�nh c� nh�n, chủ đề thường do sự kiện, t�nh huống ấn định. Để tr�nh sự nh�m ch�n cho bạn đọc th� việc lựa chọn cho m�nh một g�c nh�n cũng rất cần thiết, vd: vụ sập cầu Cần Thơ ch�ng ta c� thể lựa chọn cho m�nh nhiều g�c nh�n kh�c nhau như: những gia đ�nh c� người th�n bị tử nạn, nguy�n nh�n dẫn đến việc sập cầu, hoặc đồng b�o cả nước đ� c� sự quan t�m chia sẻ như thế n�o đến những người bị nạn.

TIN CỨNG V� TIN MỀM
C� 2 lọai tin phổ biến đ� l�:
Tin trực thuật (hay tin cứng) được d�ng để chỉ những b�i b�o đậm t�n thời sự, n�ng, phải đưa ngay. Tất cả đều dựa tr�n sự kiện. Tin trực thuật c� đặt điểm sau. Phần khởi cung cấp ngay cho bạn đọc những g� c� � nghĩa nhất hoặc đ�ng quan t�m nhất sau đ� mới đến những yếu tố �t quan trọng hơn. Đối với những tin ph�t triển theo thời gian th� ph�t triển mới nhất của tin được đưa v�o phần khởi. Lu�n tr�ch dẫn nguồn l� người chứng kiến v� l� nguồn chuy�n gia. Tường thuật l� việc phản ứng dực tr�n sự kiện. L� những tin được viết trong tư thế chạy đua c�ng thời gian v� mang t�nh cạnh tranh cao.
Khi một b�i trực thuật tập trung v�o sự kiện được gọi l� tường thuật s�u. N� đ�i hỏi một sự đầu tư kỹ lưỡng hơn, v� c� kết cấu th�nh 3 phần r� r�ng mở đầu, th�n b�i, kết luậnv� đặt biệt loại đề t�i n�y rất kh� cắt gọt. B�i tường thuật s�u c�n được gọi l� th�ng tin nền, b�o cho bạn đọc nhận thức về những vấn đề x� hội rộng lớn đ�ng quan t�m
Tin diễn cảm (hay tin mềm)
L� những b�i ch�ng ta c� quyền viết hơặc kh�ng viết. Với kiểu b�i viết n�y ch�ng ta giống như một nh� văn, c� thể lống v�o đ� những t�nh cảm nhằm tạo cho b�i văn một c�ch mềm mại, mang đến cho bạn đọc những hữu �ch thiết thực tất thời. N� kh�c với tin cứng
T�M NGUỒN TIN TỪ NGƯỜI
C� 2 nguồn tin ch�ng ta cần ch� � đ� l�
Nguồn tin từ c� nh�n
Nguồn tin từ tổ chức
Nguồn tin từ c� nh�n: L� một nh� b�o, việc x�y dựng một mạng lưới th�ng tin l� một việc l�m hết sức quan trọng v� kh�ng bao giờ kết th�c của một nh� b�o. Từ một nguồn tin ban đầu th�ng qua c�c m�i quan hệ ban đầu ch�ng ta sẽ x�y dựng được 1 nguồn tin cần thiết phục. Tuy nhi�n ch�ng ta cũng cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn những th�ng tin quan trọng, cần nhất l� phải x�c minh lại th�ng tin cho ch�nh x�c
Nguồn tin Tổ chức: Tổ chức l� nơi cung cấp cho ta rất nhiều nguồn tin quan trọng. ch�ng ta c� thể t�m nguồn tin từ nhiều nơi kh�c nhau c� thể trong thư viện thu thập th�ng tin cũ
Giao tiếp với nguồn tin; Khi đ� t�m được nguồn tin th� cần phải lựa chọn th�ng tin giữ g�n mối th�ng tin thường xuy�n

Anonymous said...

Của Huỳnh Ngọc Minh Châu, tổ 1


NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VIẾT LÁCH:
 Để chuyển thông tin chính xác đến độc giả, nhà báo phải quan tâm đến yếu tố rõ ràng: thông điệp rõ ràng, ngôn ngữ rõ ràng. Chắc lọc chi tiết, sử dụng những chi tiết có ý nghĩa nhất làm nổi bật nội dung.
 Hoàn thành nghĩa vụ thông tin: diễn đạt được cốt lõi một cách giản dị, rõ ràng. Muốn làm được điều này câu cú phải ngắn gọn, tốt nhất mỗi câu một ý, gọt các từ thừa, dùng các từ thông dụng và các động từ mạnh, hạn chế dùng từ thụ động và viết tắt. Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
 Viết xong phải đọc lại, sửa chữa, tự rút ngắn. Viết ngắn không phải rút ngắn thông tin mà là giúp người đọc hiểu thông tin trong thời gian ngắn nhất.

VIẾT ĐÚNG TIẾNG VIỆT:
 Tôn trọng chính tả. Lưu ý dấu hỏi ngã và cách phát âm mang tính địa phương. Nếu không thông thạo phải học hoặc tra tự điển chính tả.
 Viết đúng tên họ người mình nói đến và thống nhất cách viết trong suốt bài viết.
 Thông thạo ngữ pháp. Không dùng hay đặt lẫn lộn vị trí các thành phần trong câu.
 Rành dấu câu vì dấu câu tạo ý nghĩa cho câu. Đặt không đúng chỗ, nghĩa của câu sẽ bị biến đổi hoặc vô nghĩa. Bài viết không có giá trị thông tin.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BẠN ĐỌC:
Nhà báo không viết cho bản thân mà viết cho bạn đọc – đối tượng quyết định sự tồn tại của tờ báo. Nhà báo cần phải biết chân dung và nhu cầu của độc giả.
 Độc giả thích thông tin và xem báo chí là nơi tìm được thông tin, bình luận, phân tích có ích cho tri thức công dân, nghề nghiệp, cuộc sống. Qua báo chí, họ biết những việc diễn ra xung quanh.
 Độc giả muốn tìm hình ảnh, cuộc sống những vấn đề lo lắng, quan tâm của mình trong báo.
 Độc giả mơ mộng và thích giải trí.
 Độc giả đọc báo để giết thời gian.
 Độc giả thích dễ đọc
 Độc giả thích nghe kể chuyện.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của độc giả, nhà báo phải đa dạng hoá chủ đề và cách viết. Ghi nhớ nguyên tắc cơ bản: không gây buồn chán cho độc giả.

CHỌN THÔNG TIN CHÍNH:
1. Chọn thông tin chính, giới hạn đề tài:
Xác định thông tin chính cần chuyển tải. Đó là thông tin theo đánh giá người viết là thời sự nhất, quan trọng nhất, hay nhất, ý nghĩa nhất đối với độc giả hoặc thông tin minh họa tốt nhất cho ý tưởng của người viết. Sẽ dễ hiểu, dễ nhớ nếu người viếr đưa ra một thông tín chính. Tham lam đưa nhiều thông tin vào một bài viết sẽ làm giảm tính nhất quán, lộn xộn, thậm chí khó hiểu. Có hai loại thông tin chính:
 Loại dùng cho bài tin: là trả lời cho các câu hỏi W + H giúp người viết vào đúng trọng tâm chủ đề, giúp bạn đọc nắm những yếu tố căn bản của tin thời sự.
 Loại dành cho bài tổng hợp, ý kiến, phóng sự, điều tra…: cung cấp một thông báo hoặc truyền thông báo đến độc giả. Là kết luận của tác giả, ý tưởng mạnh của người được phỏng vấn, điểm nhấn của bài bình luận… Ý chính phải rõ ràng, chính xác, độc đáo để thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
2. Tìm góc nhìn: trước khi săn tin cần xác định góc nhìn. Góc nhìn mang tính cá nhân, góc nhìn càng gọn càng thuyết phục. Các tiêu chí chọn góc nhìn: là thông tin chưa từng đề cập, lạ hoặc có ý nghĩa, có ích, là sự tổng hợp các thông tin giúp bạn đọc bao quát được vấn đề.
3. Bạn đọc khác, góc nhìn khác: người viết phải tìm ra góc nhìn hoặc nhiều góc nhìn phù hợp với sự kiện để thu hút nhiều đối tượng độc giả. Có thể triển khai nhiều góc nhìn nhỏ trong góc nhìn chính trên nguyên tắc tôn trọng tính logíc của thông tin.

CÁC LOẠI TIN: có 2 loại tin
1. Tin cứng: là tin trực thuật, được trình bày thẳng thắn, đậm tính thời sự, nóng…dựa trên sự kiện. Nhận dạng bài tin trực thuật: cung cấp cho bạn đọc phần ý nghĩa nhất, đáng quan tâm nhất của sự kiện ở phần mở đầu, tiếp theo là những phần ít quan trọng. Đối với những tin phát triển theo thời gian, phần mới nhất được đưa vào mở đầu. Trích dẫn nguồn. Tường thuật dựa trên sự kiện. Bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Cạnh tranh trong quá trình săn tin.

Tường thuật sâu cũng là tin trực thuật nhưng cung cấp nhiều chi tiết và lý giải hiện tượng. Tường thuật sâu có thể là bài thông tin nền, điều tra…không phải bài bình luận vì chỉ cung cấp thông tin, diễn giải còn kết luận là việc của độc giả. Tính chất của bài tường thuật sâu: chủ động trong việc xử lý nguồn tin và sự kiện. Mất nhiều thời gian. Mang tính độc quyền. Không chịu áp lực thời gian.

2. Tin mềm: còn gọi là tin diễn cảm, bổ trợ cho tin trực thuật thường được báo tuần, báo tháng áp dụng vì tin tức sự kiện không còn mang tính thời sự. Tin mềm chủ yếu viết về người, có thể gắn với thời sự, mang tính giải trí, thư giãn hoặc gợi tình cảm bạn đọc. Có nhiều cách trình bày tin diễn cảm khi khai thác khía cạnh nhân cảm.

TÌM NGUỒN TIN:
1. Nguồn tin từ người: đây là nguồn quan trọng nhất. Là tin do người khác cho biết và nhà báo viết lại. Muốn có nguồn tin này, nhà báo phải: tiếp cận những người có mặt tại hiện trường, quan sát, đặt câu hỏi… Trích dẫn này khiến bài viết hấp dẫn hơn, dễ đọc hơn. Việc ghi rõ nguồn gốc sẽ tăng độ tin cậy, tính thuyết phục và giúp độc giả có cở sở thẩm định tin.
Chia 2 loại:
 Nguồn tin từ cá nhân: rất đa dạng về đối tượng:
- Người dân – bạn đọc, nạn nhân, người chứng kiến sự kiện…: có thể nêu tên hoặc không nêu trong bài viết.
- Chuyên gia: đảm bảo chuyên môn bài viết đề cập.
- Người có chức quyền, tên tuổi: độc giả có xu hướng tin tưởng đối tượng này. Dù vậy, chỉ nên đặt câu hỏi trong lĩnh vực hoạt động của họ.
 Nguồn tin từ tổ chức: các cơ quan công quyền, đoàn thể, công ty, trường học, câu lạc bộ, các tổ chức khác…người viết chỉ nên tập trung vào nguồn tin thuộc lĩnh vực của mình và chọn lọc cẩn thận từ những nguồn tin tốt: hiểu sâu sắc vấn đề và có khả năng dự báo, đánh giá tình hình.

2. Tìm nguồn tin bằng nhiều cách: thông qua báo chí, internet, các cuộc họp, nhờ giới thiệu, tự giới thiệu, từ nguồn đối nghịch…

3. Giao tiếp với nguồn tin: là vấn đề kỹ thuật. Sự chuyên nghiệp thể hiện qua việc: chuẩn bị câu hỏi, giữ liên lạc với nguồn tin bằng cách trực tiếp hay điện thoại, quan tâm nguồn tin nhưng không phải viết để làm hài lòng nguồn tin, kiểm tra tin tức kể cả từ nguồn đáng tin cậy, ghi nhớ và ghi rõ họ tên của nguồn tin nếu được phép.

VIẾT TIN HÌNH THÁP NGƯỢC:
Nguyên tắc: kết luận trước lý giải; đưa nguyên nhân trước chứng minh; nêu đại cương trước chi tiết…
Nguyên nhân sử dụng: đây là cách truyền tin nhanh chóng. Giảm nhẹ công việc do viết theo công thức có sẳn.
Bố cục: tin hình tháp ngược không có kết luận
 Phần khởi( đoạn 1): tóm tắt thông tin quan trọng nhất, dẫn nguồn ngay phần khởi, phần này quyết định bố cục bài tin.
 Thân bài( các đoạn tiếp theo): diễn giải, mở rộng phần khởi.
 Còn lại: tư liệu phụ, ít quan trọng hơn + thông tin nền.
Lưu ý: hạn chế sử dụng tính từ, trạng từ vì sẽ làm bài viết chậm lại. Không áp dụng 5W+ H một cách máy móc hoặc trích dẫn lười biếng, không ấn tượng ở phần khởi…
Kết luận: có nhiều biến thể về cách viết hình tháp nhưng nên bắt đầu bài viết bằng cách tóm tắt thông tin quan trọng nhất.

HÃY VIẾT MỖI NGÀY
Theo kinh nghiệm của những nhà văn nổi tiếng thì viết lách là công việc khó cần nhiều nỗ lực. Bên cạnh đam mê, tìm tòi, sáng tạo, sự thôi thúc của những ý tưởng bạn còn phải luyện tập bằng cách viết và viết mỗi ngày. Phải đổ mồ hôi, công sức trên từng con chữ. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bài viết. Song song đó phải lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu lời phê bình từ thầy giáo, giảng viên, biên tập viên…về cách viết, bài viết của bạn.

SĂN TIN:
Để có tin, bạn phải săn tin. Không có chuyện ngồi một chỗ mà lấy được tin. Phải ra ngoài quan sát, tìm hiểu, lý giải những điều độc giả quan tâm hoặc không biết. Độc giả còn muốn được học hỏi, giải thích, hướng dẫn về sự kiện họ đã biết thông qua báo chí. Để săn tin hiệu quả, nhà báo cần các tố chất quan trọng: tò mò, sự khả ái khiêm tốn để tiếp cận nguồn tin, lòng vị tha rộng mở để khách quan không thiên vị…
Có 2 cách thức săn tin:
 Săn tin tổng quát: là người chuyên về tin thời sự, tin nóng, đòi hỏi tay nghề cao, dày dạn kinh nghiệm, viết tốt và nhanh, am tường chiều rộng lẫn chiều sâu nơi mình sinh sống để làm phong phú, đa dạng đề tài.
 Săn tin lĩnh vực được chia làm hai loại: khu vực địa lý và theo lĩnh vực (ví dụ: du lịch, y tế…)được đánh giá là tai mắt của toà soạn, xương sống của tờ báo, viết được tin nóng lẫn bài nguội, giúp độc giả theo dõi xuyên suốt các sự kiện diễn ra trong lĩnh vực mình phụ trách.

VIẾT HAY HƠN NÓI GIỎI:
Độc giả mua báo để đọc vì thế nhà báo có nói tốt, nói thao thao cũng không tác dụng gì. Quan trọng là bài viết mạch lạc, chắt lọc, đúng ngữ pháp, chính tả…Nói hay không đồng nghĩa với viết hay. Muốn viết hay phải có vốn từ phong phú, sử dụng uyển chuyển, thích hợp với tính chất công việc, hoàn cảnh, đối tượng. Biết cách dẫn dắt, thu hút người đọc. Nếu viết chưa hay phải rèn luyện bằng cách đọc sách văn học, tham khảo tài liệu, đọc và sửa lại bài viết nhiều lần. Văn là người. Viết tốt đồng nghĩa với thăng tiến.

Anonymous said...

thưa thầy em vẫn không hiểu làm sao biết được sự kiện nào độc giả quan tâm, sự kiện nào không.hiều như thế nào là yếu tố quan tâm trong tin tức.

Anonymous said...

Thầy ơi sao lâu rồi thầy không post bài mới nữa ạ?
Phương Anh

Gatebeepers said...

Cảm ơn em đã hỏi (nhưng em tên gì?)

Về quan tâm thì em cứ thử xem em quan tâm những gì. Có phải là chuyện học hành, đi lại, giải trí...? Có thể nhiều người quan tâm giống em, mà là bạn đọc. Đó là quan tâm do liên quan.

Còn một loại quan tâm nữa là quan tâm tự nhiên: động đất ở Trung Quốc, ...

Có lúc quan tâm do liên quan và quan tâm tự nhiên đan xen với nhau. Ví dụ: các ngân hàng đang tăng lãi suất.

Mỗi báo sẽ có thể viết khác nhau tùy vào độc giả của mình. Báo phụ nữ sẽ viết nhiều về các chuyện phụ nữ quan tâm nhiều hơn nam giới. Ví dụ: áo quần, đi chợ,...

Nếu em chưa hiểu nữa thì có thể hẹn gặp thầy để được giải thích thêm.

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ta cần tập viết và tập viết hằng ngày.

Anonymous said...

Thưa Thầy!
em có vào thư viện tìm những bài viết của Thầy trên tạp chí Nghề Báo ở cả số cũ và mới
Mỗi bài của Thầy gửi trên blog em đều đọc và tóm tắt luôn,nhưng do điều kiện,em không lên mạng lâu được nên em in bài về nhà đọc,em lại hay quên gửi tóm tắt cho Thầy .Rất mong Thầy thông cảm cho em ạh .
---------------------------------
Hoàng Thị Liu-tổ 3 BC K08