25 May 2008

phê bình sách dịch báo chí

Trước đây, một số bạn có hỏi về bài báo phê bình sách dịch báo chí, hôm nay tôi gởi đường dẫn tới bài đó để các bạn tham khảo:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=115086&ChannelID=10


Có thể đọc thêm:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=23791&ChannelID=61

Chuyện này cũng giống như chuyện công ty cấp nước bán nước bẩn cho dân chúng qua các đường ống do các doanh nghiệp không có nghề lắp đặt.

28 comments:

Anonymous said...

Thưa thầy, hiện nay có rất nhiều sách hướng dẫn viết báo. Tuy nhiên, theo bài báo mà thầy viết, thì có rất nhiều sách dịch không đúng, không rõ nghĩa. Thầy có thể tư vấn cho em một số sách có uy tín, nội dung rõ ràng, cụ thể được không ạ. Hiện nay em chỉ biết vào blog thầy để đọc và học thôi.
Phương Anh

Gatebeepers said...

Cảm ơn em. Rất tiếc trình độ dịch thuật - đặc biệt là về báo chí - giờ quá kém nên không có sách cho em đọc đâu.

Chỉ có một cuốn em có thể dùng là cuốn

"Viết cho độc giả" do nhà báo Lê Hồng Quang dịch.

Nhà báo này từng học trường Cao cấp Báo chí Lille (Pháp), hiện làm tại Truyền hình Trung ương.

Nghề báo là nghề thực hành, sách vở ít thôi. Em đọc cuốn này cùng với bài giảng của thầy là đủ rồi.

Anonymous said...

Gởi thầy: Em là Phạm Thị Uyến nhóm 5.

Bài bên báo Tuổi Trẻ:

* Bài viết nói về nhà xuất bản Thông Tấn xuất bản một lúc 14 cuốn nhưng có 2 cuốn được coi là dịch bừa dịch bậy.
- Sai những từ thông thường
- Sai thuật ngữ nghề báo.
- Dịch bừa.

Làm báo là một nghề cần sự chính xác và trung thực đặt lên hàng đầu. Chính vì những dịch giả như bài báo đã cần xem lại thái độ làm việc của mình.

* Bài nói về dịch giả Thúy Toàn.

- Bài viết nói về trách nhiệm của dịch giả: Cần phải dịch chính xác hơn.
- Chưa có nhũng nhà lý luận dịch chuyên nghiệp
- Cần phải tôn trọng bản quyền của tác giả.
- Hội đồng văn học dịch thuật cần phải làm gì để cứu vãn sự xuống dốc của chất lượng dịch. Cần phải thu hút nhiều dịch giả có tài năng.

Anonymous said...

Chào thầy: Em là Phạm Thị Uyến nhóm 5, gởi bài tóm tắt cho thầy.
Tóm tắt bài “NGUỒN TIN”.

Để có được bài báo hay và hấp dẫn bạn đọc. Bản thân mỗi nhà báo phải có tư duy bằng chân tốt, khả năng nhận biết vấn đề, viết tốt …Vấn đề nguồn tin từ người là rất quan trọng, giúp cho bài viết của chúng ta mang tính khách quan, sinh động, kịp thời và đáng tin cậy hơn.

Trong bài viết“nguồn tin từ người”, Thầy có đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu. Đó là nhà báo Vũ Yến Dung trong nhhững ngày đầu đi thực tế, chị đã xây dựng nguồn tin như thế nào, phát triển nguồn tin ấy ra sao?

Nhưng khi chúng ta là một nhà báo ngồi trong một tòa soạn thì việc có nguồn tin dễ hơn nhiều.

Những điểm cơ bản nhất về nguồn tin từ người:

ü Nguồn tin cá nhân: những người chứng kiến, tham gia sự kiện má chúng ta đang viết, quan tâm.

ü Nguồn tin từ tổ chức: từ những cơ quan ban ngành, tòa án, phòng cảnh sát, hội phụ nữ… Loại nguồn tin này chúng ta cần phải nuôi dưỡng có lựa chọn. Không phải nguồn tin nào cũng có trọng lương, độ tin cậy giống nhau.

ü Tìm nguồn tin: Chúng ta cần tìm thêm những nguồn tin khác như những tư liệu, sách báo, có người giới thiệu, tìm trên internet …

ü Giao tiếp với nguồn tin: Trước khi tiếp xúc với nguồn tin chúng ta cần chuẩn bị kỹ nhũng câu hỏi, tìm hiểu rõ những vấn đề mà bài viết của chúng ta cần.

Chúng ta cần quan tâm đến nguồn tin bằng cách này hay cách khác. Nhưng chúng ta không phải làm theo ý của nguồn tin, cần kiểm tra những gì người khác nói.

Anonymous said...

Kính thưa thầy,
Em cần dịch một số bài báo tiếng Pháp do một tác giả người Việt viết trên báo phát hành tại Sài gòn cũ (trước 1945).
Em muốn nhờ thầy đọc bản dịch và góp ý cho em (hoặc cho ý kiến về cách giới thiệu tư liệu này)vì em sẽ giới thiệu những bài này như là một phần tư liệu tham khảo thêm về tác giả.
Nếu thầy đồng ý, xin thầy cho biết cách gửi và nhận bài.
Xin chân thành cảm ơn thầy.
Huỳnh Thị Thành, tổ 08, lớp BBTTK08

Gatebeepers said...

Trả lời:

Cảm ơn em.

Nếu 1, 2 bài thì được, nhiều quá thầy e không làm được.

Anonymous said...

Ngọc Phủy, tổ 5

Gởi thầy Bài tóm tắt: Tin tức, cứng và mềm:

Tin cứng là tin trực thuật. Tin được trình bày một cách thẳng tuột vì lý do thông tin.
Tin diễn cảm là tin mềm. Mục đích chính của tin này là giải trí hoặc bổ trợ cho tin trực thuật
Tin trực thuật có thể viết theo cách cứng hoặc có thể viết theo cách mềm.
Tin diễn cảm có thể viết theo cách cứng.

Tin trực thuật có các đặc điểm sau:
- Phần khởi cung cấp ngay cho bạn đọc những gì có ý nghĩa nhất hoặc đáng quan tâm nhất của sự kiện. Theo sau đó là những yếu tố ít quan trọng hơn.
- Đối với những tin phát triển nhanh theo thòi gian, phát triển mới nhất của tin được đưa vào phần khởi.
- Luôn trích dẫn nguồn là người chúng kiến sự kiện và nguồn là chuyên gia.
- Việc tường thuật là một phản ứng dựa trên sự kiện, cho dù đó là hiện tượng thiên nhiên, như bão lụt, hoặc tai nạn, như xe đụng nhau hoặc cái gì đó đã định trước.
- Hầu như tất cả các tin đều được săn rồi viết trong tư thế chạy đua với kim đồng hồ cho kịp giờ lên khuôn.
- Việc săn tin là cạnh tranh. Phóng viên tư nhiều phương tiện truyền thông đồng loạt săn tin của cùng một sự kiện.
-
* Tin tường thuật sâu:
Trong khi bài tin trực thuật tập trung vào sự kiện, tường thật sâu lại cung cấp chi tiết và giải thích về những hiện tượng lớn hơn. Tường thuật sâu cũng là tin trực thuật nhưng nó vượt xa khỏi tin trực thuật bình thường. Thông thường bài tường thuật sâu có mở bài, thân bài, kết luận và khó cắt gọt trừ phi chính tác giả hoặc biên tập viên tay nghề cao cắt.
Có những bài tường thuật sâu gọi là thông tin nền. Nó báo cho bạn đọc biết và nhận thức những vấn đề xã hội rộng lớn, đáng quan tâm. Bài tường thuật sâu không giống như bài bình luận.

Một bài tường thuật sâu tốt có những tính chất sau:
- Sự tò mò cùng sáng kiến dẫn dắt đến quyết định phải viết cái gì chứ nhà báo không để cho các nguồn tin và sự kiện lôi mình đi.
- Việc thu thập thông tin rất tốn thời gian, có khi cả vài tháng
- Tường thuật sâu do chính nhà báo quyết định nên khi bài tung ra trở thành bài độc quyền ngay, các tờ báo cạnh tranh không có.
- Phần lớn bài thường thuật sâu đều sạch sẽ và cho thấy trình độ viết lách cao vì nhà báo không viết dưới áp lực của giờ lên khuôn.
-
* Tin diễn cảm. Đó là tin không cần đưa ngay vì tính chất tin tức thì ít mà tính chất giải trí, thư giản, nhẹ nhàng đánh vào tình cảm bạn đọc thì nhiều. Các thể loại tin diễn cảm như: chân dung một người, những mô hình, những câu chuyện hay….

Cách trình bày tin diễn cảm khá đa dạng. Nhiều bài giống như truyện ngắn, chỉ khác một điều là không do hư cấu mà ra
= Tóm lại, phần lớn các tờ báo đều in một cách cân bằng hai loại tin cứng và mềm. Nhưng báo tuần, tháng do không còn thời sự được nữa , nên tiếp cận tin tức theo kiểu mềm nhiều hơn.

Anonymous said...

Nguyễn Thị Kim Ngân
Tổ 5

VIẾT TIN HÌNH THÁP NGƯỢC

Viết tin theo cấu trúc hình tháp ngược là kỹ thuật viết tin hiện đại. Nó tuân theo nguyên tắc sau:
Đưa ra nguyên nhân trước khi chứng minh, trả lời trước khi giải thích, kết luận trước khi lý giải, tóm tắt trước khi triển khai, nêu đại cương trước khi vào chi tiết. Tóm tại là “ chuyện chi nói lẹ ra đi”

Vì sao phải đưa thông tin quan trọng nhất lên trước?
Bởi vì trong thời đại ngày nay , nhịp sống quá vội vã, phần lớn người đọc chỉ bỏ ra vài phút để xem báo và chỉ một số ít đọc từ đầu đến cuối một bài báo.

Công thức viết tin hình tháp ngược như sau:
1. Đoạn 1: Phần khởi: tóm tắt thông tin quan trọng nhất của sự kiện theo ý người viết, hướng tới bạn đọc.
2. Đọan 2,3,4: thông tin diễn giải và mở rộng phần khởi
3. Các đoạn sau: tư liệu phụ hoặc ít quan trọng hơn thông tin nền.
Cần chú ý: viết tin hình tháp ngược không có kết luận. Phần khởi thường là một câu ngắn gọn, sẽ quyết định bố cục của bài tin.

Hạn chế dùng tính từ, trạng từ : áp dụng nguyên tắc “ show, don’t tell” của các nhà báo quốc tế - chỉ ra cho thấy chứ không nói hoặc bình luận về điều đó bằng các tính từ, trạng từ. Chẳng hạn, khi nêu trích dẫn ai đó đang giận dữ, không cần phải nói người đó đang phản ừng một cách giận dữ mà nên cùng một động từ mang tính miêu tả.

Không nên áp dụng 5w+H một cách máy móc, không trích dẫn những lời nói không có gì ấn tượng. Để viết tin theo hình tháp ngược tốt đòi hỏi chúng ta phải khép mình vào kỷ luật – mà kỷ luật trong tư duy là loại kỷ luật khó.

Cách viết tin để hướng tới độc giả là tóm tắt thông tin mà mình cho là quan trọng nhất.

Anonymous said...

Ngọc Phủy, tổ 5

Bài tóm tắt: Chọn thông tin chính, giới hạn đề tài:

Xác định thông tin chính cần truyền đi là chuyện phải làm trước tiên.
Không nói hết.
Nguyên tắc căn bản của viết báo là bổ sung việc lựa chọn thông tin với việc chọn ra một thông tin chính.
Thông tin chính dùng cho bài tin. Là bài thông tin chặt chẽ gồm các trả lời cho câu hỏi W+H.
Thông tin chính dùng cho bài tổng hợp, ý kiến phóng sự điều tra.
* Tìm góc nhìn
Ở đây góc nhìn không phải là chủ đề. Góc nhìn mang tính cá nhân, trong khi chủ đề thường do sự kiện, tình huống ấn định. Trước khi săn tin phải chọn góc nhìn. Đây là khâu quan trọng giúp nhà báo săn tin chính xác hơn.
* Các tiêu chí chọn góc nhìn:
- Phải là thông tin.
- Thông tin mới.
- Hoặc lạ, kì quái.
- Hoặc có ý nghĩa.
- Hữu ích, thực dụng.
- Cũng có thể là sự tông hợp.
* Bạn đọc khác, góc nhìn khác.
Góc nhìn thay đổi tùy theo đối tượng bạn đọc
Sau khi xác định xong góc nhìn, cần sắp xếp các yếu tố khác nhau trong tin theo thứ tự nào đó. Trong lúc lập dàn bài phải chú ý đến cảm xúc, sự quan tâm của bạn đọc đối với những gì liên quan đến con người, chú ý còn hơn cả chú ý đến logic của thông tin.

Pham Trung said...

Thưa Thầy,

Em gửi thầy bài viết mới của em về mảng công nghệ thông tin, Thầy góp ý giúp em.

Cảm ơn và Kính chúc Thầy sức khỏe

Virus máy tính – hiểu để phòng chống

Virus máy tính, hiểu như thế nào cho đúng? Thật ra, hầu hết người dùng máy tính hiện nay vẫn còn chưa có thói quen tìm hiểu virus là gì? Đa số chỉ biết rằng nó giống như một lại vi trùng nguy hiểm có thể làm hư máy tính của họ.

Thực chất, hiểu theo cách phổ thông máy vi tính có hai phần riêng biệt: đó là phần cứng ( các thiết bị ) và phần mềm ( các chương trình ). Hai thành phần này liên kết với nhau và chúng ta có được một hệ thống hoạtt động hoàn hảo. Phần cứng mang tính vật lý vì thế chỉ có thể xảy ra hư hỏng khi các thiết bị có lỗi do quá trình sử dụng hay bị tác động bởi các điều kiện bên ngòai. Phần mềm mang tính nhạy cảm cao, giống như bộ não con người, phần mềm được chia làm 3 loại:
• Phầm mềm hệ thống ( là nền tảng để các phần mềm khác triển khai như: Windows, Linux, Mac OS, Dos…)
• Phần mềm tiện ích ( là các ứng dụng để phục vụ công việc, được nhiều nhà sản xuất cung cấp, chạy trên nền của phần mềm hệ thống như: Microsoft office, Photoshop, Windows media,…kể cả các chương trình quét virus Norton, BKAV, Mac...
• Phần mềm không mang tính tiện ích ( có nguồn gốc không chính thống, khi họat động có thể làm ảnh huởng và phá vỡ sự liên kết của các chương trình khác )

Phần mềm chỉ bị hư hỏng khi các liên kết bị ngắt rời, đứt đọan hoặc bị phá vỡ.
Bản chất của virus chính là phần mềm không mang tính tiện ích, chúng được các Hacker ( người lập trình – cung cấp các chương trình xâm nhập và làm ảnh hưởng đến họat động của các chương trình khác tùy theo động cơ, mục đích khác nhau ) tạo nên. Khi các phần mềm của họ hoạt động nó sẽ phá hủy, di chuyển và làm mất đi sự liên kết của các chương trình khác, gây nên tình trạng hư hỏng. Hacker có động cơ xuất phát từ cá nhân, họ viết các chương trình nhằm để chứng tỏ bản thân, khám phá và chinh phục. Đối với họ việc xâm nhập như là một cuộc chiến và họ là một đóng vai trò như là kẻ đơn độc nhưng đầy quyền uy.

Vần đề chính hiện nay, hầu hết người sử dụng không thật sự hiểu về cơ chế phá họai này của các Hacker. Người sử dụng luôn luôn lo sợ máy tính của mình bị hư khi nhiễm virus, họ không phân biệt được hư hỏng về phần cứng và phần mền khác nhau như thế nào? Đa số sợ nhiễm virus làm máy hư và phải tốn tiền để sửa chữa. Virus không thể làm hư hỏng về thiết bị, cần phải hiểu rõ như thế, virus là chương trình và vì thế nó chỉ có thể làm hư hỏng chương trình. Thiệt hại duy nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do Virus gây ra chính là nguồn dữ liệu quí giá mà chúng ta lưu trữ, là công việc bị gián đọan do các chương trình ứng dụng bị virus làm cho không còn tác dụng.

Vậy phòng chống virus như thế nào cho có hiệu quả? Trên thế giới hiện nay rất nhiều nhà xản xuất chuyên cung cấp các phần mềm dùng để tìm và tiêu diệt virus. Các máy tính cá nhân hiện nay được các kỹ thuật viên khuyến cáo sử dụng cùng lúc từ một đến hai chương trình tìm và diệt này. Tuy nhiên, cần phải hiểu một điều quan trọng rằng, tất cả các chương trình tìm và diệt virus chỉ các tác dụng nó nhận diện được cái nó tìm và diệt là gì? Chương trình là do các lập trình viên viết và họ phải chờ đợi virus xuất hiện thì họ mới có thể viết chương trình để diệt. Vì thế, virus luôn đi trước các chương trình tìm và diệt chúng, trong khỏang thời gian để chờ nhận diện được virus thì chúng đã ung dung chu du khắp thế giới này rồi.

Chúng ta không thể tin tưởng và chờ đợi nhận được sự bảo vệ tuyệt đối cho nguồn dữ liệu quí giá của mình từ các chương trình quét virus. Nói chính xác hơn thì việc chiến đấu với virus phải là “ Phòng – Chống – Diệt “. Cảnh giác và tạo thói quen sử dụng máy tính an tòan chính là phương pháp “ phòng – chống “ hiệu quả nhất, trong quá trình phòng chống này nhận thức của người sử dụng có vai trò quyết định. Tuyệt đối không liên kết với các nguồn dữ liệu nghi ngờ là thói quen cần được xác lập, “ diệt “ chỉ là hành động cuối cùng bất khả kháng khi chúng ta không còn con đường nào khác.

Đừng sợ máy tính của bạn phải vứt sọt rác vì virus, điều đó hòan tòan không thể xảy ra ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Hãy “ phòng - chống – diệt “ virus bắt đầu từ chính nhận thức, hiểu biết của chúng ta về chúng.

Phạm Trung

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Trung.

Em cần cụ thể ý này ra: việc chiến đấu với virus phải là “ Phòng – Chống – Diệt “.

Pham Trung said...

Thưa Thầy,

Em cám ơn Thầy đã góp ý, lời nhận xét của thầy giúp em có thêm ý tưởng. E sẽ có bài viết về " Phòng - Chống - Diệt " và em cũng sẽ rất cần sự dạy dỗ góp ý của Thầy cho những bài viết tiếp theo của em nũa.

Kính Thầy

P.Trung

Anonymous said...

Em cũng thấy thực tiễn giúp ta nhiều hơn, và học với người có nghề như thầy mau tiến bộ. Mặc dù thầy chỉ dạy một kiểu tin duy nhất nhưng đáng đồng tiền bát gạo. Còn hơn em học mấy tháng trời không viết được một cái tin cho đàng hoàng.Cảm ơn thầy lắm lắm ạ,hihi ...

Gatebeepers said...

Cảm ơn em. Nhưng em cho biết tên họ.

Anonymous said...

Em dang gap tro ngai thua Thay viec tim ra y tuong de viet bai doi voi em khong kho lam nhung sau khi tim de tai xong viet bai em thay kho qua vi nhieu y kien lung tung qua va em thay xa hoi minh sao co nhieu su thay doi chong mat qua em thay minh bi ngop tin tuc va em tu hoi dau la chuan muc dao duc cua xa hoi?

Xin Thay cho em loi khuyen.
Voi Thay oi Thay co biet co Cong Phien Phong vien Phong Sai Gon Giai Phong khong? Hay Thay co ban than nao la phong vien chuyen viet ve mang nong nghiep nong thon, em mong muon co co hoi gap go de hoc tap them kinh nghiem boi o Long An em thuong cong tac cho

Bao Tinh em thay thuong hay phai viet nhieu deu tot dep khong ha ma that su xa hoi nam noi nhoc nhan cho nhung nong dan nen em muon gap go nhung "tay" chuyen viet ve nong nghiep vung vang mot ti.

Mong Thay giup cho!!!

Gatebeepers said...

Trả lời em không ghi tên (ở Long An):

Em cứ liên lạc thẳng với các tòa báo, đặc biệt là các loại báo chuyên về nông thôn, nông nghiệp. Đừng ngần ngại.

Thầy không quen Công Phiên.

Luôn luôn giữ kỷ luật tư duy: bài 1 ý chính, vài ý phụ liên quan. Và "viết ra giấy" (thành dàn ý). Đừng suy nghĩ lung tung.

Sau khi có dàn ý thì viết. Viết mỗi ngày.

Phải rất can đảm mới viết lách được (viết chứ không phải chép văn bản).

Chuẩn mực đạo đức xã hội là những gì em đã học hồi còn đi mẫu giáo rồi học tiểu học. Người khác không làm thì mình cũng chịu thôi. Nhà báo có thể tác động, nhưng rất ít.

Đạo đức là vấn đề cá nhân.

Chúc em thành công.

Anonymous said...

Huỳnh Ngọc Minh Châu, tổ 1:

Tìm ý tưởng:
 Chỉ có thể nhiều thêm chứ không thể ít đi vì tính chất của tin tức;
 Không khó để tìm ra ý tưởng nhưng cũng không phải đễ đối với nhiều cây bút.
Muốn viết lách phải có ý tưởng:
 Ý tưởng sáng tạo;
 Nếu không tìm ra ý tưởng sẽ bị cạnh tranh lấn lướt;
 Nhận biết đâu là ý tưởng tốt;
 Khép mình vào kỷ luật;
 Trao đổi với đồng nghiệp;
 Biết thắc mắc;
 Cần có óc tò mò.
Tìm ý tưởng theo cách truyền thống:
 Các yếu tố căn bản:
• Tương cận, tầm quan trọng;
• Xung đột, lạ kỳ, nổi tiếng.
 Tìm tính kỳ lạ;
 Không bỏ qua sự nổi tiếng;
 Xây dựng mạng lưới người cung cấp tin tạo người tư liệu va quan sát;
 Đọc thật nhiều;
 Không bỏ qua các mục quảng cáo;
 Lưu tài liệu;
 Lục tìm các tài liệu cũ để hiểu những chuyện mới;
 Quan sát nhiều.
Một số gợi ý khác về tìm ý tương:
 Theo dõi các xu hướng;
 Động não, trao đổi, thảo luận;
 Tìm hiểu quan điểm;
 Làm sơ đồ cây;
 Phải biết suy nghĩ những điều ngược lại;
 Hãy cảnh giác với điều hiển nhiên, với bệnh thành tích;
 Phát triển chuyên môn;
 Học tập và đào sâu một số lĩnh vực khác;
 Khiêm tốn và thân thiện với mọi người;
Viết phần mở đầu bài tin:
 Không diễn đạt lủng củng, thậm chí sai ngữ pháp;
 Quan tâm đến nội dung, không chú ý đến hình thức;
 Tập trung vào con người;
 Ai làm cái gì?
 Ai nói điều gì?
 Ai đã trải qua điều gì?
 Ai đã gặp phải điều gì?
 Ai đã làm cái gì?
 Ai đã phải gặp cái gì?
Tập trung vào sự kiện:
 Sử dụng phần khả để mô tả, ngắn gọn, súc tích;
 Điều gì đã xẩy ra?
 Điều gì đang xảy ra?
 Điều gì sẽ xảy ra?

Anonymous said...

Em cũng thấy thực tiễn giúp ta nhiều hơn, và học với người có nghề như thầy mau tiến bộ. Mặc dù thầy chỉ dạy một kiểu tin duy nhất nhưng đáng đồng tiền bát gạo. Còn hơn em học mấy tháng trời không viết được một cái tin cho đàng hoàng.Cảm ơn thầy lắm lắm ạ,hihi ...

Em Phương Anh a, em cu hay quen ghi ten. Canh me blog thầy hoài mà không thấy bài mới. Buồn 5 phút.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Phương Anh.

Vậy thì em tham gia viết đi.

Thầy không viết được nhiều!

Anonymous said...

Thầy ơi, sách dịch sai nhiều như vậy, tại sao nhà xuất bản vẫn cho phát hành? như vậy là quá xem thường độc giả (huống chi đó lại là nhà xuất bản Thông Tấn). Những cuốn sách này vẫn được bày bán tại hội chợ sách vừa rồi ở công viên Lê Văn Tám. Chẳng lẽ không có biện pháp gì để ngăn chặn?
Nếu thầy không nói và không đưa bài: (lại) tiếp tục dịch "giả" lên blog thì em cũng không biết.
Em cũng đã mua nhiều sách về Báo chí của Nhà xuất bản Thông Tấn để đọc và học thêm (trong đó cũng có những cuốn sách dịch sai thầy đã nêu ra) ^_^
Em không biết tiếng Pháp nên không thể đọc được những quyển sách gốc tiếng Pháp được.

Trương Kiều Diễm tổ 8

Gatebeepers said...

Trả lời em Diễm:

Chịu thôi em ơi!

Tuy nhiên, nếu có thêm những bài báo như thế, bạn đọc có thể sẽ không mua các sách đó.

Và người làm sách có thể cũng sẽ e dè.

Unknown said...

thưa thầy
dể bình luận một vấn đề trên báo chí không phải là một chuyện dê dàng. trong nghị luận và bình luận luôn có yếu tố phê bình. vậy thầy phân biêt giúp em giữa phê bình báo chí và nghị luận báo chí.
Phan thị Hoàng Dung
tổ 3
lớp dào tạo phóng viên báo Pháp Luật.

Gatebeepers said...

Cảm ơn câu hỏi của em Hoàng Dung.

Trả lời: Có lẽ ta chỉ cần biết cách viết các bài mang tính chất bình luận là đủ. Còn ai muốn phân biệt trong đó ra nhiều thứ thì kệ họ. Biết tên mà không biết viết thì cũng bằng không.

Thầy chỉ dạy “cách viết các bài báo”, từ tin cho đến phóng sự, bình luận. Thầy dạy thông qua cấu trúc (như cấu trúc hình tháp ngược) và dạy thực hành. Thế là đủ để các bạn - yêu thích nghề báo và chịu lao động - viết được.

Nhưng đối với các em, thầy được yêu cầu dạy viết bài tin và bài tường thuật, phản ánh, ghi nhanh. Và viết đúng tiếng Việt. Có lẽ học (và hành) được chừng này cũng đã đủ để bước vào nghề báo.

Chúc em thành công.

Gatebeepers said...

Em Hoàng Dung (lớp đào tạo phóng viên báo Pháp Luật, SGTT) còn có thắc mắc khác như sau (tôi có trả lời ở phía dưới): "thua thầy để viết tin đòi hỏi người viết báo phải biết săn tin. nhưng để săn tin được tốt, thì cần phải tổ chức như thế nào cho hợp lí. em nghĩ cứ chạy ra đường mà có tin như thầy nói thì các nhà báo đâu cần phải cạnh tranh và copy tin của nhau. để có môt cái tin. một phóng viên mới vào nghề, không mối quian hệ,làm sao có có được nguồn tin".

Trả lời của giảng viên: Đúng như em nói, không phải đi cà nhong ngoài đường là có tin. Săn tin phải có phương pháp. "Tư duy bằng chân" được hiểu theo nghĩa rộng: không ngồi tại chỗ, không lên mạng cóp, không chạy theo tin giấy mời, PR...). Thầy có giải thích trong lớp, nhưng chắc em nghe không kỹ. Em nên mượn băng ghi âm của một bạn trong lớp để nghe lại.

Em cũng vui lòng đọc hết các bài giảng trên blog này để hiểu thêm. Đặc biệt em cần đọc kỹ bài về giảng về "săn tin", trong đó thầy chỉ cách gầy dựng nguồn tin.

Anonymous said...

Thưa Thầy

Họ Và Tên: Nguyễn Đình Du.Tổ 2

Hôm hội chợ sách ở công viên lê Văn Tám, con có mua 6 quyển của Nhà Xuất Bản Thông Tấn gồm
Quyển: Nghệ thuật thông tin
Nghề làm báo
Thủ thuật làm tin
Hướng dẫn cách viết báo
Nghề báo nguy hiểm
Học cách chống tham nhũng
Thầy ơi! Ngoài hai quyển Thầy cho biết dịch sai, dịch bừa. Thì những quyển còn lại mình có thể tham khảo, nhưng không quá máy móc được không thầy.

Những quyển sách này đã có bài viết dịch sai dịch bừa trên báo như vậy, mà sao nay lại bán ra thị trường, có lẽ nhà xuất bản không biết mình đã sai.

Bài viết đó là Thầy viết phải không Thầy.

Câu nói cuối cùng 'Lãnh đạo NXB...qua chuyện như lần trước." trên trong bài "Lại tiếp tục dịch giả" đó rất hay con rất thích.

Chúc Thầy luôn vui vẻ.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Du.

Nên chọn sách mà đọc.

Về nghề báo, hiện chỉ có 1 cuốn sách dịch có giá trị là cuốn "Viết cho độc giả" của giáo sư trường cao cấp báo chí Pháp. Người dịch là nhà báo từng học tại trường này.

Cần nhớ: nghề báo là nghề thực hành, phải làm mới biết. Vì thể em không cần đọc sách nhiều. Chỉ đọc cuốn nói trên và blog của thầy là đủ.

Anonymous said...

Cách đây vài tháng em có mua một cuốn sách dạy làm báo của tác giả nước ngoài mà dịch sang Việt Nam có tựa "Huấn luyện viên của người viết báo". Đây có thể nói là cuốn sách có nội dung và chất lượng dịch tệ nhất về báo chí và có lẽ về sách dịch mà em từng đọc. Nói thế có thể oan cho tác giả người Mỹ vì có thể người dịch quá tên, quá chán và ... không còn gì để mà nói về nó nữa. Em cố đọc nhưng đến nửa cuốn thì đành phải xếp nó vào xó.
Tuy nhiên, em cũng mạnh dạn đưa ra 2 cuốn sách báo chí mà em thấy hay, thiết thực và chất lượng dịch tốt là "Nhà báo hiện đại" do NXB Trẻ ấn hành và "Số tay phóng viên-Những điều cơ bản"là tài liệu học dành cho các nhà báo Đông Nam Á.

----
Trần Mạnh

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Mạnh.