23 April 2008

Hãy viết mỗi ngày

Thêm một bài nữa - và đây là bài đọc thêm. Cũng mong các bạn đọc kỹ và tóm tắt.

Hãy viết mỗi ngày


Dường như nhiều người tin rằng viết lách là một công việc dễ dàng và hào nhoáng. Theo Elizabeth Lane, những người có suy nghĩ như vậy “có lẽ chưa bao giờ viết được gì nhiều hơn việc ký tên trên tờ chi phiếu”.

Bản thân Elizabeth Lane cho rằng công việc viết lách rất cực khổ. Tuy nhiên, vẫn có công thức đơn giản để thành công trong nghề này. Lane cho biết, đó chính là ngồi vào bàn, chống khuỷu tay, đặt các ngón tay đặt trên lên bàn phím (và gõ) cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa để hoàn thành bài viết.

Giống như những người chuyên viết lách khác, đôi khi Lane tự hỏi mình tại sao mình lại vướng vào văn nghiệp để cứ phải viết mãi, viết mãi. Và bà tự trả lời rằng đó là một cái nợ. “Tôi lúc nào cũng có hàng trăm ý tưởng trong đầu và chính chúng đã thôi thúc tôi viết.”

Thật ra, Lane không phải nhà báo. Bà là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, đã có 10 cuốn sách được xuất bản. Nhưng điều đó không quan trọng, bởi hầu hết những người sống về nghề viết lách, cho dù thuộc bất cứ lĩnh vực nào, đều đồng ý với Lane.

Tương tự như vậy, các nhà báo cũng vướng vào việc viết lách. Họ tận hưởng những thách thức khi khám phá ra các sự kiện quan trọng và sự hồi hộp đón chờ chúng được phơi bày. Họ tận hưởng những lúc sắp ý, chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian. Tuy nhiên, phần thưởng quý giá nhất là khi bài báo ra mắt, họ thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.

Lane nói thêm, người viết phải cần cù. Phần lớn sinh viên đều biết các vận động viên và nhạc sĩ phải tập luyện hàng giờ mỗi ngày như thế nào, nhưng hầu hết lại không thấy rằng những người làm công việc viết lách cũng phải luyện tập đều đặn và có hệ thống.

Nhà văn Sheila Hailey giải thích: “Điểm chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. Họ không chỉ nói, không chờ cảm hứng và cũng không cần đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết. À, trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng nữa chứ. Nhưng không sớm thì muộn, họ cũng sẽ viết cho dù không biết chắc là mình đang tạo ra kiệt tác hay gây thảm họa.”

Các nhà văn khác cũng nhất trí với khẳng định của Lane : viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay.

G Wayne Miller, phóng viên đoạt giải thưởng của tờ Providence Journal-Bulletin, nói thêm:

….dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày.

James I. Kilpatrick, người phụ trách chuyên mục của một tờ báo, giải thích:

Nhiệm vụ của chúng ta thật là đơn giản. Đơn giản như công việc của người thợ mộc, vốn bắt đầu bằng việc đóng miếng ván này với miếng kia lại với nhau. Sau đó, lại đóng chúng với những miếng khác nữa, để hình thành một ngôi nhà. Giống như thế, các nhà văn sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài xã luận. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.

Để tránh điều này, bạn cần có một biên tập viên hay một người thầy giỏi tận tâm bỏ thời gian cần thiết để đánh giá, phê bình bài của bạn. Đối với hầu hết các sinh viên, điều đó quả là việc gây khó chịu nhất. Khi nộp bài cho giảng viên, họ thường mong muốn nhận được lời khen cùng với điểm “A” chứ không phải là lời phê bình, không phải là vô số chỗ sửa lỗi hay ghi chú yêu cầu viết lại cả bài.

Nếu thật sự muốn trở thành một người viết hay, bạn sẽ phải học cách chấp nhận tiếp thu phê bình, thậm chí còn lấy làm mừng vì điều đó. Đó chính là cái bạn học được cho dù vất vả đến thế nào đi nữa. Nhiều sinh viên không nhận ra điều này. Thay vì trân trọng lời phê bình của giảng viên, họ tỏ ra không hài lòng, thậm chí tệ hơn nữa là thấy như mình bị xúc phạm, chẳng rút ra được bài học gì từ những lời phê bình đó.

Nếu bạn viết, bạn sẽ phải có người biên tập bài cho bạn. Trước mắt, người biên tập đó sẽ là thầy của bạn. Và một người thầy tốt sẽ làm mọi thứ có thể để cải thiện bài của bạn, dù đó là một bài tường thuật, một bài quảng cáo hay thông cáo báo chí. Hãy cảm ơn, đừng bao giờ tự ái hay bực bội.

Từ trước đến nay, các nhà báo được trao giải thưởng vẫn thường thừa nhận và ca ngợi công lao của người biên tập. Một trong số họ là ông Colin Nickerson. Ông đã khởi đầu sự nghiệp như là phóng viên duy nhất của một tuần báo nhỏ. Bốn năm sau đó, ông trở thành phóng viên của tờ The Boston Globe, và nhanh chóng trở thành thông tín viên ở nước ngoài của tờ báo đó. Nickerson cho biết:

Tôi đã học được rằng việc viết lách khó khăn hơn tôi từng nghĩ rất nhiều. Nó cần sự động não và rất nhiều sự nỗ lực. Sự khác nhau giữa một bài báo hay và dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều khác nhau thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào đó.

-----
(Theo Fred Fedler et al., Reporting for the Media, 6th ed. [New York: Harcourt Brace College Publishers, 1997], trang 6,7)

50 comments:

Anonymous said...

Tóm tắt bài đọc thêm: Hãy viết mỗi ngày
Bài này bổ sung thêm về cách rèn luyện để có thể viết hay.
Cần xếp thời gian để viết mỗi ngày.
Tìm ra chuyện phải viết.
Ví dụ: viết mỗi ngày một tin. Có thể lúc đầu chưa đăng báo, nhưng mục đích là luyện cách viết.
Muốn thực hiện được điều này cần phải :
- Cần cù
- Luyện đều đặn, có hệ thống: Ví dụ: lúc đầu viết ngắn, sau viết dài , sau cùng lại viết ngắn lại . Cách này có thể luyện cho ta khả năng viết súc tích, bố cục chặt chẽ.v.v
- Phải có người đọc và chữa bài ( giống như biên tập). Nếu không có người sửa bài ta không thể thấy hết cái sai, cái dở để rút kinh nghiệm, không tiến lên được. (người đọc dẫu là một bạn đọc thông thường cũng có thể góp cho ta những ý kiến tốt.)
Luyện viết hằng ngày không chỉ cần cho các nhà báo mà cần cho tất cả những người có liên quan tới chuyện viết lách : nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình ,thư ký văn phòng , hay cả người chuyên soạn các bài diễn văn cho các vị nguyên thủ quốc gia .v.v.

Kính thưa thầy,
Môn viết tin thật sự là một môn nghiệp vụ chuyên môn. Khi giảng dạy môn này thầy đã truyền đạt các nguyên tắc, cách làm, cách luyện sao để có thể viết được. Thành quả của môn học này không đơn thuần dừng lại ở điểm thi cuối môn. Việc học môn này cũng không dừng lại khi kết thúc môn học hay khi thi tốt nghiệp. Học viết và thu nhận thành quả của việc viết báo, viết văn là việc theo suốt đời những ai chọn nghề báo, nghề văn. Vì vậy, xin chân thành cảm ơn thầy về những bài học, những kinh nghiệm mà thầy đã và sẽ truyền đạt cho chúng em.
Huỳnh thị Thành, tổ 08, lớp BCTTK08

Anonymous said...

Nguyen Thi Thanh Trang.
To 6.

Thay Tran Than Men!
Chuc Thay moi ngay deu vui ve.
Hom nay, em len internet va gui mail cho Thay. Danh may qua troi nhung khong gui duoc vi Loi Mang. The la em lai thu qua trang Blog, ko biet co gui cho Thay duoc khong.
Em da thay cach chi dan cua anh Trung, va em lam thu. Neu thanh cong thi em mung lam.
Em cam on Thay vi nhung bai Ly Thuyet tren Blog da lam em cam thay minh can phai sieng nang, can cu, cham chi viet tin hon nua, neu muon tro thanh nha bao gioi.
Em chao Thay.

Pham Trung said...

Hãy viết mỗi ngày

viết lách là 1 công việc cụ thể, cần phải đầu tư và rèn luyện.nhẫn nại và kiên trì và 1 trong những yếu tố để thành công.

kết quả mà nhà báo, những người làm công việc viết lách chờ đón nhất chính là được đọc ỉa yêu thích bài mình viết.


Nhà văn Sheila Hailey giải thích: “Điểm chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. Họ không chỉ nói, không chờ cảm hứng và cũng không cần đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết. À, trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng nữa chứ. Nhưng không sớm thì muộn, họ cũng sẽ viết cho dù không biết chắc là mình đang tạo ra kiệt tác hay gây thảm họa.”

Các nhà văn khác cũng nhất trí với khẳng định của Lane : viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay.

G Wayne Miller, phóng viên đọạt giải thưởng của tờ Providence Journal-Bulletin, nói thêm:

….dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày.

nhiệm vụ của những người làm công việc viết lách là liên kết các chuổi sự kiện, nếu quá trình liên kết không tốt thì sẽ tạo ra 1 kết quả tồi, 1 sản phẩm không bền vững và thuyết phục.

Đón nhận những phê phán, hay thậm chí chỉ trích và biết cách chấp nhận, tiếp thu sẽ giúp cho công việc ngày một tốt hơn.

Nếu bạn viết, bạn sẽ phải có người biên tập bài cho bạn. Trước mắt, người biên tập đó sẽ là thầy của bạn.

Từ trước đến nay, các nhà báo được trao giải thưởng vẫn thường thừa nhận và ca ngợi công lao của người biên tập. Nickerson cho biết:

Tôi đã học được rằng việc viết lách khó khăn hơn tôi từng nghĩ rất nhiều. Nó cần sự động não và rất nhiều sự nỗ lực. Sự khác nhau giữa một bài báo hay và dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều khác nhau thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào đó.

Cám ơn thầy đã post bài đọc thêm hết sức có giá trị. Em cũng dự định viết 1 bài gửi cho lớp mình về phản ứng của các bạn khi bị phê bình. Rõ ràng phê bình có ý nghĩa tích cực sẽ là 1 bài học quí giá mà không phải lúc nào chúng ta cũng được học bởi đơn giản lkhông phải người thầy nào dạy điều đó.

Có lẽ cũng nên nói về chí tiến thủ và khát khao học hỏi. không biết, không có điều kiện thì không đồng nghĩa với chấp nhận. mọi cái đều có thể thay đổi theo thời gian và ý chí nếu chúng ta cố gắng.

Bên cạnh chúng ta còn có rất nhiều người sẳn sàng giúp đỡ, nhưng chắc chắn rằng họ không giúp chúng ta bằng cách cõng ta đi hay khen ta thật nhiều.

Gatebeepers said...

Cảm ơn hai em Thành, Trung đã tích cực đóng góp.

Anonymous said...

Kính thưa Thầy!
Em là Phan Tùng Sơn, tổ 5.
Đọc bài "Hãy viết mỗi ngày", em rất thích. Nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa trong một chương trình giao lưu trên VTV3 đã nói: "Người ta thường bảo, thiên tài chỉ có 1% năng khiếu thiên bẩm, còn 99% do cần cù, nhưng trong nghề văn,cái 1% kia sẽ quyết định 99% còn lại".
Em không tuyệt đối hóa yếu tố 1% ấy, nhưng quả thật, nếu chỉ có 99% cần cù, thì người ta cũng chỉ có thể trở thành một người biết làm nghề chứ không thể trở thành một nhà văn, nhà báo giỏi được.
Đây là vấn đề rất quan trọng để định hướng nghề nghiệp cho bạn trẻ. Nhà thơ, nhà báo Trần Hòa Bình trong bài trả lời phỏng vấn báo An ninh thế giới cuối tháng đã khẳng định: chỉ có 30% sinh viên báo chí ra trường làm đúng nghề.
Với bài viết "Hãy viết mỗi ngày" thực sự bổ ích đối với những người đã có cái 1% ấy. Bởi nếu chỉ có năng khiếu không thôi, không chịu học tập, rèn luyện, siêng năng, chăm chỉ, thì cái 1% ấy mãi mãi chỉ là... 1%.
Cảm ơn Thầy đã cung cấp một bài viết thực sự bổ ích. Em kính chào Thầy!

Anonymous said...

Chào Thầy
Nguyễn Đình Du, Tổ 2

Tóm tắt bài "HÃY VIẾT MỖI NGÀY"

Bài này ý muốn nói trong lĩnh vực viết tin muốn đạt kết quả cao thì phải có tính cần cù cộng thêm lòng dũng cảm xem thử mình có vượt qua hay không. Khi viết rất nhiều cách tiêu biểu như viết lách .

Như lý thuyết mà chúng ta đã học xem rất đơn giản, nhưng khi tiếp cận nó là một vấn đề lớn khong dễ chút nào.

Bà Elizabeth Lane là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho biết:"đó chính là ngồi vào bàn, chống khuỷu tay, đặt các ngón tay đặt trên lên bàn phím (và gõ) cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa để hoàn thành bài viết".

Tuy nhiên khi viết nhà báo hay cũng vướng vào việc viết lách.Từ việc đi lấy tin, sao cho nóng rồi về viết chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian.

Điều mong muốn nhất là phóng viên muốn được đăng bài mình trên báo,thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.

Viết không cần có cảm hứng hay chờ tin hay mới viết mà phải nhiều như rèn luyện thêm sự nhạy bén của mình, có thể trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng luyện tập.

Các nhà văn họ cũng đồng ý với ý kiến của bà Lane "viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay".

Hay G Wayne Miller, phóng viên đọạt giải thưởng của tờ Providence Journal-Bulletin, nói thêm:

"dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày".

Nhiệm vụ mỗi ngày phóng viên viết không đơn giản chút nào họ giống như một anh thợ mộc sau khi gọt bỏ những gì không có ích, rồi cuối cùng thành một bức tượng hoàn chỉnh.

Nhà báo cũng vậy phải biết sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài xã luận. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.

Nhưng khi mới đi học, thực tập hay đi làm phóng viên cần có những người Thầy hay biên tập viên chỉ dẫn thêm.
THẦY ƠI
Hôm ngày 22 con có gởi bài "săn Tin" máy báo gởi Thầy được. Nhưng con chưa thấy trên blog,Thầy có thể xem lại dùm con. Nếu Thầy không nhận được con sẽ tóm tắt gởi lại sau.

Hồi đầu năm học Thầy nói ai đọc sách Thầy sẽ phô tô sách về tin, con muốn có một quyển. Và rất thích đăng kí lớp đi học thêm về viết tin ngoài thực tế, mà Thầy sẽ dẫn đi trong những ngày sắp tới.
CẢM ƠN THẦY
CHÚC THẦY LUÔN VUI VẺ

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Sơn.

Anonymous said...

Chào Thầy!
Đúng như ở bài giảng này thầy đã nói.Bất kỳ việc gì cũng vậy, để có được thành công thì phải có một quá trình rèn luyện. Đối với nghề viết lách lại càng quan trọng hơn, bởi vì khi sản phẩm của mình đến với bạn đọc, bất kỳ một sai sót nào dù nhỏ cũng không thể chấp nhận được. Bạn đọc sẽ đánh giá trình độ người viết thông qua sản phẩm đó. Như thầy đã nói, đối với một số bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên khi bài viết bị thầy chê dở thì các bạn tỏ ra rất khó chiệu. Chính tôi thời còn là sinh viên cung vậy. Khi tất cả nhưng tâm huyết đều dồn cho bài viết của mình thì chỉ mong nhận được lời khen để hãnh diện với bạn bè mà không thấy được cái dở của mình. Nhưng khi vào thử viêc tại cơ quan báo tôi mới thấy thấm thía những gì các thầy cô đã dạy. Ở đây là nơi làm việc, chẳng ai rãnh để ngồi giải thích cho tôi tại sao bài không được đăng và bài dở ở chổ nào... Biên tập chỉ ghi có mấy dòng : "bài viết không đạt, bỏ không đăng". lúc này tôi mới thấy thương thầy, tại sao trước kia tôi lại ghét thầy đã chê bài của mình.
Hi vọng khi đọc xong bài giảng trên blog này, chúng ta và đặc biệt là các bạn trẻ đang là sinh viên hãy cố gắng rèn luyện cho mình cách viết lách thật nhiều và hãy nhờ thầy sửa dùm vì khi ra trường đi làm ta sẽ không có cơ hội đó đâu.
Lê Văn Hà tồ 2lop BCTC K08

Anonymous said...

ten: NGuyen Trung Hiếu
tổ; 3
lớp: BCTC 08
kinh chào thầy NGuyễn NGọc Trân
sau khi đọc xong em mới hiểu được viết lách rất là khó, nó rất cần sự động nảo và cần nhiều sự nổ lực. chính vì vậy người viết lách không chỉ có bản lỉnh mà còn có tư duy sâu sắc nừa. còn vấn đề về phê bình theo em thì nó rất là tốt khi người phê bình đúng lúc đúng nơi và đúng chổ có như vậy sẽ làm cho chúng em ngày càng hoàn thiện bài viết của mình hơn

Gatebeepers said...

Em Trung Hiếu và những bạn chưa tóm tắt đầy đủ các bài giảng, hãy vui lòng tóm tắt và gởi cho tôi.

Cảm ơn.

Anonymous said...

Chào Thầy
Nguyễn Đình Du, Tổ 2

Tóm tắt bài "HÃY VIẾT MỖI NGÀY"

Bài này ý muốn nói trong lĩnh vực viết tin muốn đạt kết quả cao thì phải có tính cần cù cộng thêm lòng dũng cảm xem thử mình có vượt qua hay không. Khi viết rất nhiều cách tiêu biểu như viết lách .

Như lý thuyết mà chúng ta đã học xem rất đơn giản, nhưng khi tiếp cận nó là một vấn đề lớn khong dễ chút nào.

Bà Elizabeth Lane là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho biết:"đó chính là ngồi vào bàn, chống khuỷu tay, đặt các ngón tay đặt trên lên bàn phím (và gõ) cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa để hoàn thành bài viết".

Tuy nhiên khi viết nhà báo hay cũng vướng vào việc viết lách.Từ việc đi lấy tin, sao cho nóng rồi về viết chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian.

Điều mong muốn nhất là phóng viên muốn được đăng bài mình trên báo,thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.

Viết không cần có cảm hứng hay chờ tin hay mới viết mà phải nhiều như rèn luyện thêm sự nhạy bén của mình, có thể trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng luyện tập.

Các nhà văn họ cũng đồng ý với ý kiến của bà Lane "viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay".

Hay G Wayne Miller, phóng viên đọạt giải thưởng của tờ Providence Journal-Bulletin, nói thêm:

"dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày".

Nhiệm vụ mỗi ngày phóng viên viết không đơn giản chút nào họ giống như một anh thợ mộc sau khi gọt bỏ những gì không có ích, rồi cuối cùng thành một bức tượng hoàn chỉnh.

Nhà báo cũng vậy phải biết sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài xã luận. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.

Nhưng khi mới đi học, thực tập hay đi làm phóng viên cần có những người Thầy hay biên tập viên chỉ thêm.


dẫn Chào Thầy
Nguyễn Đình Du, Tổ 2

Tóm tắt bài "HÃY VIẾT MỖI NGÀY"

Bài này ý muốn nói trong lĩnh vực viết tin muốn đạt kết quả cao thì phải có tính cần cù cộng thêm lòng dũng cảm xem thử mình có vượt qua hay không. Khi viết rất nhiều cách tiêu biểu như viết lách .

Như lý thuyết mà chúng ta đã học xem rất đơn giản, nhưng khi tiếp cận nó là một vấn đề lớn khong dễ chút nào.

Bà Elizabeth Lane là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết cho biết:"đó chính là ngồi vào bàn, chống khuỷu tay, đặt các ngón tay đặt trên lên bàn phím (và gõ) cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa để hoàn thành bài viết".

Tuy nhiên khi viết nhà báo hay cũng vướng vào việc viết lách.Từ việc đi lấy tin, sao cho nóng rồi về viết chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian.

Điều mong muốn nhất là phóng viên muốn được đăng bài mình trên báo,thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.

Viết không cần có cảm hứng hay chờ tin hay mới viết mà phải nhiều như rèn luyện thêm sự nhạy bén của mình, có thể trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng luyện tập.

Các nhà văn họ cũng đồng ý với ý kiến của bà Lane "viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay".

Hay G Wayne Miller, phóng viên đọạt giải thưởng của tờ Providence Journal-Bulletin, nói thêm:

"dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày".

Nhiệm vụ mỗi ngày phóng viên viết không đơn giản chút nào họ giống như một anh thợ mộc sau khi gọt bỏ những gì không có ích, rồi cuối cùng thành một bức tượng hoàn chỉnh.

Nhà báo cũng vậy phải biết sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài xã luận. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.

Nhưng khi mới đi học, thực tập hay đi làm phóng viên cần có những người Thầy hay biên tập viên chỉ thêm.

Anonymous said...

Kinh chao Thay !
Em la Huynh Huu Tuan, to5, bctc k08.
Theo e nghi nguoi viet bao can co nguoi Btap moi hoan hao duoc vi: nguoi viet duoc bai bao thi phai trai qua nhieu cong doan phuc tap, hon nua ban than nguoi viet bao cung k thay het duoc nhung thieu sot, khuyet diem cua minh duoc. Nhung nguoi ngoai co the thay duoc dieu do ( nhat la nguoi btap )de khac phuc nhung sai sot do.
Thuong nhung nguoi viet bao hay la nhung nguoi van gioi, vay nhung nha van muon tro thanh nguoi viet bao hay cung k co gi kho lam neu ho biet no luc va yeu thich nghe bao.

Anonymous said...

Của Nguyễn Chí Nghĩa, tổ 8

Hãy viết mỗi ngày

Dường như nhiều người tin rằng viết lách là một công việc dễ dàng và hào nhoáng. Theo Elizabeth Lane, những người có suy nghĩ như vậy “có lẽ chưa bao giờ viết được gì nhiều hơn việc ký tên trên tờ chi phiếu”.
Họ tận hưởng những lúc sắp ý, chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian. Tuy nhiên, phần thưởng quý giá nhất là khi bài báo ra mắt, họ thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.
người viết phải cần cù. Phần lớn sinh viên đều biết các vận động viên và nhạc sĩ phải tập luyện hàng giờ mỗi ngày như thế nào, nhưng hầu hết lại không thấy rằng những người làm công việc viết lách cũng phải luyện tập đều đặn và có hệ thống.
Nhà văn Sheila Hailey giải thích: “Điểm chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. Họ không chỉ nói, không chờ cảm hứng và cũng không cần đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết. À, trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng nữa chứ. Nhưng không sớm thì muộn, họ cũng sẽ viết cho dù không biết chắc là mình đang tạo ra kiệt tác hay gây thảm họa.”
Nhiệm vụ của chúng ta thật là đơn giản. Đơn giản như công việc của người thợ mộc, vốn bắt đầu bằng việc đóng miếng ván này với miếng kia lại với nhau. Sau đó, lại đóng chúng với những miếng khác nữa, để hình thành một ngôi nhà. Giống như thế, các nhà văn sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài xã luận. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.
Nếu thật sự muốn trở thành một người viết hay, bạn sẽ phải học cách chấp nhận tiếp thu phê bình, thậm chí còn lấy làm mừng vì điều đó. Đó chính là cái bạn học được cho dù vất vả đến thế nào đi nữa. Nhiều sinh viên không nhận ra điều này. Thay vì trân trọng lời phê bình của giảng viên, họ tỏ ra không hài lòng, thậm chí tệ hơn nữa là thấy như mình bị xúc phạm, chẳng rút ra được bài học gì từ những lời phê bình đó.

Anonymous said...

Nguyễn Hoa Tranh - Tổ 7
Chào thầy!
Em xin tóm tắt bài này như sau:

" Nếu thật sự muốn trở thành một người viết hay, bạn sẽ phải học cách chấp nhận tiếp thu phê bình, thậm chí còn lấy làm mừng vì điều đó. Đó chính là cái bạn học được cho dù vất vả đến thế nào đi nữa. Nhiều sinh viên không nhận ra điều này. Thay vì trân trọng lời phê bình của giảng viên, họ tỏ ra không hài lòng, thậm chí tệ hơn nữa là thấy như mình bị xúc phạm, chẳng rút ra được bài học gì từ những lời phê bình đó.

Nếu bạn viết, bạn sẽ phải có người biên tập bài cho bạn. Trước mắt, người biên tập đó sẽ là thầy của bạn. Và một người thầy tốt sẽ làm mọi thứ có thể để cải thiện bài của bạn, dù đó là một bài tường thuật, một bài quảng cáo hay thông cáo báo chí. Hãy cảm ơn, đừng bao giờ tự ái hay bực bội.

Sự khác nhau giữa một bài báo hay và dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều khác nhau thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào đó."

Thưa thầy, hầu như ai cũng muốn mình được khen nhiều hơn là bị chê, nhưng ít ai biết rằng những người chê mình là những người sống thực với mình nhất.

Đối với những người làm nghề báo việc thường xuyên nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn bè, từ người biên tập đồng nghĩa với việc bạn sẽ càng ngày càng tiến bộ.

Và điều quan trọng hơn cả, bạn phải thường xuyên viết, vì "Đó là công việc, một công việc vất vả. Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất, nhưng không phải bằng những phút xuất thần mà thông qua luyện tập mỗi ngày. Bạn ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày".

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Hoa Tranh.

Nhưng em vui lòng tóm tắt tất cả các bài giảng đã đưa lên blog. Như thế sẽ có điểm.

Anonymous said...

Họ và tên : Nguyễn Hoàng Anh Thư.
Tổ : 6.
Lớp : BCTCK08.

Bài tóm tắt:

HÃY VIẾT MỖI NGÀY.

Dường như nhiều người tin rằng viết lách là một công việc dễ dàng và hào nhoáng. Theo Elizabeth Lane, những người có suy nghĩ như vậy “có lẽ chưa bao giờ viết được gì nhiều hơn việc ký tên trên tờ chi phiếu”.

- Ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày.
- Người viết phải cần cù, không chờ cảm hứng và cũng không cần đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết.
- Trước khi viết phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch.
- Viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay.
- Cần có một biên tập viên hay một người thầy giỏi tận tâm bỏ thời gian cần thiết để đánh giá, phê bình bài của bạn.

Anonymous said...

Thưa thầy!
Về bài giảng: " Hãy viết mỗi ngày", em xin được tóm tắt những đìêu em đã tiếp thu được như sau:
- Viết là một điều không đơn giản.
- Tuy nhiên, với một nhà báo, những thách thức khi khám phá ra các sự kiện quan trọng, sự hồi hộp đón chờ chúng được phơi bày hay những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian lại mang đến cho ta một cảm giác thích thú. Lại càng vui sướng hơn khi mỗi sáng chạy ngay ra sạp báo thấy tên mình dưới bài báo ấy, và nghe ngóng xem người ta khen chê mình những gì.
- Điểm chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. ( Do đó nếu bạn hãy còn là một phóng viên non nghề thì phải viết đi, viết ngay từ bây giờ ^^ )
- Nghề viết cần sự rèn luyện trí óc, không trông chờ vào những phút xuất thần mà phải thông qua luyện tập mỗi ngày. Viết, viết, và viết ...
- Người viết cần có một biên tập giỏi, một người thầy giỏi. Phải tiếp thu phê bình và trân trọng những phê bình đó.Không nên tự ái và bực bội với những gì người khác góp ý cho mình.
Công việc của em hiện nay tuy không cần phải viết lách mỗi ngày, nhưng em vẫn thường tự rèn mình bằng cách viết blog,hay đọc sách. Nhưng qua bài giảng này chắc là em phải viết thật sự mỗi ngày chứ không viết chơi chơi được nữa ạ. Em thì không ngại phê bình, không ngại sếp cắt, gạch, xoá. Vì em nhận thấy rằng nhờ như vậy những bài viết sau này của em mới chất lượng hơn. Tất cả những bài được chỉnh sửa em đều lưu lại để rút kinh nghiệm. Thỉnh thoảng em vẫn lôi chúng ra để đọc. Em còn nhớ có tin em viết mà cả ban đều cười. Tin đó đăng trên báo SGGP với tít : " Tài xế xe buýt vô trách nhiệm". Tin nói về tài xế xe buýt đóng cửa ko chú ý làm gãy ngón tay của một hành khách nhưng vẫn xô hành khách xuống giữa đường. Cuối tin em viết câu: " Hành động của người tài xế trên thật đáng lên án!". Biên tập gạch đi và bảo rằng em viết cứ như học sinh tiểu học ^^. Về sau này em rút kinh nghiệm, đề nghị hẳn một cách xử phạt cụ thể chứ không nói chung chung nữa.
Thái Thị Phương Anh, tổ 8

Anonymous said...

Em xin tóm tắt bài “Hãy viết mỗi ngày”
- Viết lách là một công việc rất cực khổ. Tuy nhiên, vẫn có công thức đơn giản để thành công trong việc viết lách.
- Đó chính là phải viết mỗi ngày cho dù có tốn nhiều thời gian đi nữa chúng ta cũng phải hoàn thành bài viết.
- Điểm chung của những người viết lách chuyên nghiệp là họ tìm tòi cái sáng tạo và viết.
- Cho dù cá nhân có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo thật sự vẫn cần sự rèn luyện của trí óc.
- Đó là một công việc vất vả và bạn cần phải viết , viết mỗi ngày.
- Cần phải có một người thầy giỏi, tận tâm sửa chữa và phê bình bài viết của mình. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra bài học quý báo từ những lời phê bình ấy.
- Là một phóng viên chuyên nghiệp chúng ta phải có nhiều nỗ lực và nhiều tâm huyết để viết bài thật tốt. Có thế chúng ta mới được nhiều đọc giả yêu thích và khen ngợi.
Em xin cám ơn những lời dạy của thầy và rút ra nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Chào thầy!
Bùi Xuân Trung - tổ 5.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Xuân Trung.

Mời các bạn khác.

Anonymous said...

Nguyen Thi Thanh Trang.
To 6.

Em chao Thay.
Thay cho em hoi nhe. Nhu trong lop nhung bai viet tin Thay deu sua, chang han nhu tai nan thi truoc tien phai xem co bao nhieu nguoi chet, bao nhieu nguoi bi thuong. Nhu the moi la tin tuc.
Nhung trong cuoc song, dau phai luc nao tui em cung thay nhung vu viec gay can nhu the.
Em chi toan thay nhung viec tuong doi cung co the viet tin duoc. Nhung nguoi chet, hay bi thuong nang thi it, thiet hai ve vat chat thi nhieu. Nhung Thay tung noi vat chat thi ko nen chu trong. Gio em cung ko biet phai viet tin gi. Mong Thay hieu cho em. Thay huong dan cho em tim tin di a.
Em chao Thay. Chuc Thay SK. Cam on Thay rat nhieu.

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Thanh Trang đã có câu hỏi.

Thực ra, nếu tin tai nạn mà không có người bị thương, người chết thì càng tốt. Vấn đề là thế này: ta đưa chi tiết "không ai bị chết hay bị thương" lên trước rồi mới tới thiệt hại vật chất.

Có lẽ trong lớp em nghe chưa được kỹ cho lắm.

Em cũng nên chú ý thêm: các bạn trong lớp đưa ra rất nhiều đề tài tin tức.

Ví dụ: tổ 6 của em và tổ 5, có bạn viết về bán hàng rong, bạn thì về hội thi về môi trường, bạn khác về tập huấn chăm sóc trẻ nhiễm AIDS, bệnh tả...

Điều quan trọng là viết cho ra tin tức (như cách tôi hướng dẫn các em). Không phải cứ viết về tai nạn gay cấn mới là tin tức.

Và đây là một số đề tài khác mà các bạn trong lớp em đã khai thác: trà sâm dứa, dịch cúm gà, xe ba bánh tự chế, hội thi duyên dáng SASCO, suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo, ra mắt nghiệp đoàn xe ôm, dược sĩ được phong danh hiệu thầy thuốc nhân dân,...

Em thấy đấy, rất là nhiều đề tài không gay cấn.

Có lẽ em cũng nên đọc thật kỹ các bài giảng. Ví dụ về tai nạn chỉ là một ví dụ để cho các em hiểu bài.

Chúc em thành công.

Anonymous said...

Thầy ơi sao em tóm tắt bài từ chủ nhật rồi mà không thấy thầy post lên. Em lo quá! Làm cùng lúc nhiều bài mà chưa kịp save lại. Mất là em khóc luôn,huhu...

Anonymous said...

Nguyễn Thị Thanh Trang,
tổ 6
HAY VIET MOI NGAY

Viet lach la mot cong viec vat va, rat cuc kho, khong phai de dang va hao nhoang nhu ben ngoai cua no, nhu mot so nguoi van nghi.
Nguoi viet phai can cu, nhung nguoi lam cong viec viet lach phai luyen tap deu dan va co he thong.
Diem chung cua nhung nguoi viet lach chuyen nghiep la ho biet tim toi de sang tao va viet, khong chi noi, khong cho cam hung, khong can doi co thoi gian, ma sap xep thoi gian de viet. Viet cho du ko biet chac la minh dang tao ra kiet tac hay gay tham hoa. Can su ren luyen tri oc, thong qua luyen tap moi ngay, viet moi ngay.
Neu that su muon tro thanh mot nguoi viet hay, ban se phai hoc cach chap nhan tiep thu phe binh, rut ra duoc bai hoc tu nhung loi phe binh do.
Viec viet lach rat can su dong nao va nhieu no luc. Su khac nhau giua mot bai bao hay va do chang lien quan gi den noi dung cua bai bao do ma khac nhau la do co bao nhieu tam huyet va no luc nguoi phong vien, ke den la nhung nguoi bien tap.

Anonymous said...

Em la Pham thi Uyen to 5. Em dang ky hoc them vao thu 7 va chu nhat nghe thay.
Em muon hoi thay 1 cau: "Em nghi ra nhung bai viet co chu de moi la nhung khi bat dau viet. Thi em khong biet viet gi ca? Hoac la viet khong hay. Kha nang giai quyet van de cua em rat yeu. Ngoai viec em tap viet hang ngay ra, co cach nao khac phuc khuyet diem nay khong thay. Em cam on thay nhieu! Chuc thay co 1 tuan lam viec vui ve va hanh phuc.

Gatebeepers said...

Trả lời em Uyên, tổ 5:

Có một cách đơn giản: Em cứ viết ra tất cả những gì mình biết, thu thập được. "Viết đại ra" trên giấy hoặc đánh máy tính, "không cần theo thứ tự lớp lang gì cả". Rồi sau đó sửa lại

Hoặc đọc vào máy ghi âm, nếu em có máy. Sau đó mở ra nghe và ghi. Và rồi cũng tự sửa.

Không có cách gì khác: phải viết hằng ngày. Tức là phải "rất can đảm". Không có can đảm thì nghề gì cũng chẳng giỏi. Can đảm là phẩm chất bao trùm.

À mà phải học nữa chứ: đọc blog, tóm tắt. Nhớ lại bài giảng trong lớp, những bài tập đã được sửa chữa,...

Chúc em thành công.

Gatebeepers said...

Cái này của ai? Không ghi tên họ, biết đâu mà lần!

"Thầy ơi sao em tóm tắt bài từ chủ nhật rồi mà không thấy thầy post lên. Em lo quá! Làm cùng lúc nhiều bài mà chưa kịp save lại. Mất là em khóc luôn,huhu..."

Anonymous said...

"Thầy ơi sao em tóm tắt bài từ chủ nhật rồi mà không thấy thầy post lên. Em lo quá! Làm cùng lúc nhiều bài mà chưa kịp save lại. Mất là em khóc luôn,huhu..."
Cái này của em - Phương Anh ạ. Em thấy các bài khac của em được thầy post lên rồi. Nhưng còn bài "Hãy viết mỗi ngày" em cũng đã comment nhưng sao không thấy. Em viết lại bài khác vậy. hix...

Gatebeepers said...

Phương Anh: Em tóm tắt bài nào? Bài Viết hay hơn nói giỏi? Bài này của em đã được đưa lên blog chỗ "comments" của Viết hay:
http://gatebeepers.blogspot.com/2008/04/c-thm-vit-hay-hn-ni-gii-bi-ca-bo-tt-g.html

Cảm ơn em.

Anonymous said...

theo e khong rieng gi viet lach ma tac ca cac viec khac cung vay phai co su luyen tap.
chinh vi vay ma ba Lane noi "chong khuyu tay,dat cac ngon tay len ban phim, cho du mat bao nhieu thoi gian" do la noi su luyen tap can cu cua mot nguoi muon di theo su nghiep viet lach.
nhung lam sao chung ta co duoc su kho luyen thi cung khong ngoai su dam nghe yeu nghe, chi co su yeu nghe moi dung cam vuot qua nhung rao cang thu thach cua nghe va con duong thanh cong moi mo canh cua cho minh,
e co goi bai mot cho thay lau lam roi,nhung e k thay thay hoi am lai,nay em goi lai mong thay sua bai cho e.e cam on thay.
NGO QUY THANH TO 08

Anonymous said...

Hãy viết tin mỗi ngày
Viết lách không phải là 1 công việc dễ dàng. Nó cần sự động não và nhiều nỗ lực khác. Đây là công việc rất vất vả, phải được luyện tập đều đặn và có hệ thống những người viết lách chuyên nghiệp là những người biết tìm tòi, sáng tạo để viết. Họ luôn chủ động sắp xếp thời gian để viết.
Muốn trở thành 1 nhà báo chuyên nghiệp, ta không phải đợi chờ những giây phút cảm hứng, những giây phút xuất thần mới viết mà phải viết và viết mỗi ngày.
Nhưng bài viết của bạn sẽ là một mớ hỗn tạp nếu không có người sửa bài cho bạn (trước mắt là thầy à sau đó là những biên tập viên)
Ta phải thật sự biết ơn và cảm ơn những người đã sửa bài, đánh giá, phê bình cho mình.
Có nghe những lời phê bình, ta mới biết được những chỗ sai, những chỗ thiếu sót để rút kinh nghiệm và sửa sai. Có như vậy mình mới tiến bộ được.
Những người thành công thường là những người biết cách tiếp thu, học hỏi từ những lời phê bình.
Sự khác nhau của 1 bài báo hay và dở là do có bao nhiều tâm huyết và nổ lực của người phóng viên và những người biên tập bài báo đã đổ vào đó.
“Đằng sau sự thành công của 1 bài báo, luốn có công sức của biên tập viên”
Trương Kiều Diễm
Tổ 8

Anonymous said...

Họ và tên: Huỳnh Phúc Hậu
Lớp tại chức báo chí khóa (07-11)
Tổ 8
Thầy kính mến!
Em đã đọc qua bài hãy viết mổi ngày em rút ra được bài học cho mình như sau:
Muốn viết báo giỏi thì phải viết thường xuyên cũng như câu “văn ôn võ luyện” nên phải rèn luyện cách viết cho hay cho nhuần nhuyễn
Người viết phải cần cù, chịu khó, phải ngồi xuống và viết, viết mỗi ngày thì mới thành công.
Viết lách là một công việc vất vả – đó không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay một đề tài hay
Viết xong phải đem cho người khác sửa và thấy rõ cái sai của mình để tư khắc phục.
Nếu thật sự muốn trở thành một người viết hay, bản thân mỗi người phải học cách chấp nhận tiếp thu phê bình, thậm chí còn lấy làm mừng vì điều đó.
Có gì thầy góp ý thêm.
Chào thầy chúc thầy nhiều sức khỏe

Anonymous said...

Em Nông Văn Phòng
Tổ 08 – lớp BTTC 08
Em gửi thầy bài tóm tắt của bài: Hãy viết mỗi ngày

Viết tin không phải là việc dễ dàng, nhưng không khó nếu mình chịu khó chú tâm vào viết, viết nhiều để tìm ra cái hay cái dắt giá. Đồng thời, viết nhiều mình cũng phát hiện được điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục.
viết báo ko phải là chuyện dễ nhưng cũng không khó nếu mình tìm thấy sự sự thích thú từ những tác phẩm của mình.
Người viết báo phải cần cù, viết thường xuyên, viết có hệ thống tạo một thói quen thích viết.
Viết thường xuyên nhưng ko phải cái gì cũng viết, lúc nào cũng phải nhớ sứ mệnh của mình là cung cấp thông tin đến bạn đọc nên cần phải cân nhắc kỹ khi viết, vì tác phẩm của mình có thể tao ra kiệt tác cũng có thể là gây thảm họa. Vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện mỗi ngày.
Có thể mình luôn cho tác phẩm của mình là hay nhất nhưng chưa chắc. Vì vậy cần đưa bài của mình cho nhiều người đọc và hãy lắng nghe lời nhận xét của họ. Sau đó mình phải suy ngẫm lại.
Qua bài viết này em thấy được rằng việc luyện tâp viết lách thường xuyên là rất cần thiết. và như thế vẫn chưa đủ mà còn phải chú ý mình thực hiện nó như thế nào, viết cái gì nữa.
Em cảm ơn thầy về bài học này

Unknown said...

Em: Trần Thị Xuân Phượng
Tổ 7 lớp Báo Cáo tại chức K8
Tóm tắt bài hãy viết mỗi ngày
Nhà văn
1/Theo Elizabeth Lane: Công việc viết lách rất cực khổ. Tuy nhiên, vẫn có công thức đơn giản để thành công trong nghề báo là: Ngồi vào bàn chống khủyu tay, đặt các ngón tay lên bàn phím và gõ, cho dù mất bao nhiêu thời gian cho việc hòan thành bài viết, người viết phải cần cù, người làm công việc viết lách phải luyện tập đều đặn và có hệ thống
2/Các nhà báo cũng vướng vào việc viết lách, họ tận hưởng những thách thứch khi khám phá ra những sự kiện và sự hồi hộp đón chờ chúng được phơi bày. Tuy nhiên, phần thưởng quý giá nhất là khi bài báo ra mắt, thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo
3/Nhà văn Sheila Hailey :”Điển chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. Họ không chỉ nói, không chờ cản hứng và cũng không cần chờ đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết
4/Theo phóng viên G.Wayne Miler:…Dù cá nhân một người có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo vẫn cần có sự rèn luyện trí óc. Đó là công việc, một công việc vất vả …
5/Nếu thật sự muốn trở thành một người viết hay bạn sẽ phải học cách chấp nhận, tiếp theo là phê bình, thậm chí phải mừng vìi điều đó. Nếu bạn viết, bạn sẽ phải có người biên tập cho bạn. Trước đó, người biên tập đó sẽ là thầy của bạn. Hãy cảm ơn, đừng bao giờ tự ái hay bực bội
6/Theo nhà báo Nickerson:”Việc viết lách khó khăn rất nhiều. Nó cần sự động não và rất nhiều nỗ lực. Sự khác nhau giữa một bài báo hau và dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó … mà điều khác nhau thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực của người phóng viên và kế đến là người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào đó

Anonymous said...

Em Nông Văn Phòng
Tổ 08 – lớp BTTC 08

Em gửi thầy bài tóm tắt của bài: Hãy viết mỗi ngày

Viết tin không phải là việc dễ dàng, nhưng không khó nếu mình chịu khó chú tâm vào viết, viết nhiều để tìm ra cái hay cái dắt giá. Đồng thời, viết nhiều mình cũng phát hiện được điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục.

viết báo ko phải là chuyện dễ nhưng cũng không khó nếu mình tìm thấy sự sự thích thú từ những tác phẩm của mình.
Người viết báo phải cần cù, viết thường xuyên, viết có hệ thống tạo một thói quen thích viết.

Viết thường xuyên nhưng ko phải cái gì cũng viết, lúc nào cũng phải nhớ sứ mệnh của mình là cung cấp thông tin đến bạn đọc nên cần phải cân nhắc kỹ khi viết, vì tác phẩm của mình có thể tao ra kiệt tác cũng có thể là gây thảm họa. Vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện mỗi ngày.

Có thể mình luôn cho tác phẩm của mình là hay nhất nhưng chưa chắc. Vì vậy cần đưa bài của mình cho nhiều người đọc và hãy lắng nghe lời nhận xét của họ. Sau đó mình phải suy ngẫm lại.
Qua bài viết này em thấy được rằng việc luyện tâp viết lách thường xuyên là rất cần thiết. và như thế vẫn chưa đủ mà còn phải chú ý mình thực hiện nó như thế nào, viết cái gì nữa.

Em cảm ơn thầy về bài học này.

Anonymous said...

Thưa thầy!
Em xin được tóm tắt bài giảng "Hãy viết mỗi ngày":

Nghề báo là một nghề không đơn giản. Ngoài việc tìm tòi, khám phá ở thực tế thì việc luyện tập viết cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, việc này phải diễn ra đều đặn và có hệ thống. Tốt nhất là ta hãy viết mỗi ngày.
Nhà báo tận hưởng những thách thức khi khám phá ra các sự kiện quan trọng và sự hồi hộp đón chờ chúng được phơi bày. Họ tận hưởng những lúc sắp ý, chọn từ sao cho bài viết hấp dẫn người đọc cũng như những giây phút viết bài gấp gáp dưới áp lực thời gian. Tuy nhiên, phần thưởng quý giá nhất là khi bài báo ra mắt, họ thấy tên mình và đón nhận lời khen từ những độc giả yêu thích bài báo.

Nhà báo dù có giỏi đến mấy thì cũng phải viết để rèn luyện trí óc. Viết, viết, và viết là những điều chúng ta cần phải làm để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
Nhưng một nhà báo giỏi cũng còn cần đến một người biên tập, người thầy giỏi. Qua những lời phê bình của họ ta có thể cải thiện được bài viết của mình, làm cho nó tốt hơn và logic hơn. Hãy dẹp bỏ tự ái để tiếp thu những lời phê bình, cho dù rằng ai cũng muốn được khen tặng. Hãy cảm ơn họ!
Viết báo cần đến sự động não và rất nhiều nỗ lực. Một bài báo hay và dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều khác nhau thường là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào đó.
Thái Thị Phương Anh, tổ 8

Anonymous said...

Viết lách không phải là 1 công việc đơn giản , dễ dàng. Công việc này đòi hỏi cá nhà báo phải tận hưởng, đón nhận những thách thức khi tìm và khám phá ra các sự kiện quan trọng, hay những lúc chọn ý, tìm từ, sắp xếp các chữ, các ý, các câu sao cho bài viết hấp dẫn người đọc.
Người viết báo cần phải cần cù, luyện tập viết lách hàng ngày và có hệ thống, cần phải tìm tòi sáng tạo, viết ngay khi muốn viết.
Để có được 1 bài viết có chất lượng không phải là đơn giản. không chỉ là viết ra rồi ghép lại mà phải là chọn từ, ý, câu, sắp xếp chúng lại cho logic, suôn sẻ.Do đó, 1 người thầy-1 BTV luôn sửa chữa, đánh giá, phê bình, nhận xét bài viết của bạn sẽ là 1 điều hay, điều tốt và bạn phải chấp nhận điều đó.
Nếu muốn trở thành 1 nhà báo giỏi thì cần phải cố gắng hơn nữa, động não và nỗ lực, hãy luyện tập mỗi ngày và viết mỗi ngày.
Nguyễn Phạm Trúc Ngân. tổ 4

© ¶hóc ¶-gage © said...

Em là Phạm Đỗ Quỳnh Chi - tổ 7

Hãy viết mỗi ngày

Công việc viết lách rất cực khổ, cần phải cần cù, phải luyện tập đều đặn và có hệ thống, biết tìm tòi để sáng tạo và viết.

Unknown said...

Kinh thưa thầy!
Em tên: Lê Thị Bích Loan - tổ 3

em xin tóm tắt bài: Hãy viết mỗi ngày

Công việc viết lách mới nghe qua tưởng chừng như đơn giản và thật dễ dàng.
thực tế khi đặt tay lên bàn phím hay trang giấy thì mới hay không biết viết cái gì, viết như thế nào...
Viết báo hay viết văn cũng vậy, cũng đòi hỏi sự chuyên cần và kiên trì dẫn đến sẽ hình thành một thói quen, một niềm đam mê.
Viết lách là một công việc vất vả. không phải là kết quả của cảm hứng, may mắn hay đề tài hay.
nên viết hàng ngày, khi đã hình thành được thói quen rồi lúc đó ta bắt đầu nâng cao về kỹ thuật, tính sáng tạo, đồng thời phải biết tiếp nhận những đánh giá, phê bình của mọi người.
VD: khi bắt đầu viết lách, nên viết từ những tin ngắn, dễ trước rồi mới đến những bài dài hơn, kỹ thuật hơn....nhưng trước hết phải viết bằng niềm đam mê, và sự rèn luyện một cách kiên trì

Anonymous said...

Em kính chào thầy!

Đây là bài comment đầu tiên của em trong tất cả rất nhiều bài giảng thầy đã đưa lên blog để sinh viên chúng em có điều kiện được nghiên cứu.
Đọc bài “ hãy viết mỗi ngày” em rất tâm đắc câu nói của Elizabeth Lane: “ những người làm công việc viết lách…phải luyện tập đều đặn và có hệ thống”. Em đã nhận thấy chính em cũng là một minh chứng cụ thể cho câu nói này. Đã một tháng vào SG học, em không có điều kiện được tham gia viết các chuyên mục khoa giáo – công việc mà em đang phụ trách tại Đài PTTH NinhThuận. Mới tuần vừa rồi thôi, sau khi đã đi thu thập các thông tin số liệu cần thiết nhưng ngồi cả ngày trời để viết chuyên mục Học tập theo gương Bác em không thể nào vào đề được. Em đã hiều thêm nhiều qua bài viết của thầy. Em cảm ơn thầy.

Tóm tắt bài “ Hãy viết mỗi ngày” của thầy theo cách nghĩ của em như sau:

-Là một nhà báo, để viết giỏi bên cạnh năng khiếu thì sự cần cù và chăm chỉ là yếu tố quyết định, hãy ngồi viết ngày cả khi bạn không có cảm xúc, hãy viết cho dù phải mất bao nhiêu thời gian đi chăng nữa để hòan thành bài viết.
-Lane có hàng trăm ý tưởng và nó đã thôi thúc bà viết, là một nhà báo hãy rèn cho bản thân cái óc nhanh nhạy nắm bắt mọi vấn đề, sự kiện. Cảm nhận được niềm hạnh phúc thực sự khi những bài viết của mình được độc giả đón nhận và yêu thích, đó chính là động lực thôi thúc chúng ta viết.
-Người viết lách chuyên nghiệp là phải biết tìm tòi để sáng tạo và viết, biết sắp xếp thời gian để viết và phải luôn giữ được phong độ ngay cả khi không có những phút xuất thần.
-Là một nhà báo , ngữ pháp tiếng việt rất quan trọng, đó là công cụ hỗ trợ đắc lực cho một bài viết thành công.
-Muốn trở thành một người viết hay, chúng ta phải biết tiếp thu sự phê bình và chắt lọc. Là sinh viên, thì sự phê bình của Thầy chính là chìa khóa để chúng ta thành công sau này, Thầy chính là người Biên tập tuyệt vời nhất cho bài viết của bạn.
 Viết lách không phải là việc dễ dàng, muốn viết hay bạn phải nỗ lực không ngừng để đạt đươc mục đích.

Nguyễn Thị Kim Ngân
Tổ 5

Anonymous said...

Em chào thầy!
Em xin tóm tắt bài"Hãy viết mỗi ngày"
_Cũng giống như bài"Viết hay hơn nói giỏi".Viết mỗi ngày yêu cầu người viết phải cần cù,rèn luyện công việc viết lách hàng ngày..Dù cá nhấn người đó có giỏi đến mấy thì quá trình sáng tạo vẫn cần sự rèn luyện trí óc.Đó là công việc,một công việc vất vả..Bạn phải duy trì phong độ ở mức cao nhất,nhưng không phải ở những phút xuất thần mà thông qua việc luyện tập mỗi ngày.Bạn ngồi xuống và viết,viết mỗi ngày..
_Nếu thật sự muốn trở thành 1 người viết hay,bạn sẽ phải học cách chấp nhận ,tiếp thu phê bình..vì đó chính là cái bạn học được cho dù vất vả đến thế nào đi nữa..
PHAN THỊ MỸ QUYÊN_NHÓM 4

Anonymous said...

HAY viet moi ngay e cung tom tat roi nay e goi lai.
cai gi no cung co su ren luyen,viet tin cung the.minh viet moi ngay de cho minh co duoc su nhay ben va quen trong viet lach.
NGO QUY THANH TO 08

Anonymous said...

Nguyễn THỊ TRINH(TỔ 5-BCK08)

Em chào thầy ạ!
Sau khi đọc bài của thầy em xin có một số câu hỏi như sau, mong thay giải đáp cho em.Em xin cảm ơn thầy.
-Mặc dù em đă cố gắng rất nhiều trong khi viết nhưng mỗi khi có một sư kiện nào dó em lại bị phân tam không thể nào viết được? em tập cho mình thói quen ngồi vào bàn để viết mỗi ngày nhưng em khả nang phân tích tình hinh để viết ra giấy xem ra là rất nan giải?
-ai cũng bảo em là một người nói rất nhiều nhưng em không thể nói trước đám đông một sự kiện nào đó.Thầy có thể chỉ cho em cách nào để cải thiện tình hình không ạ?
Em xin cam on thầy

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Trinh đã có câu hỏi.

Nói nhiều là một thuận lợi!

Em nên mua máy thâu băng, mở máy và cứ nói những gì nẩy ra trong đầu. Sau đó, nghe lại và ghi chép.

Ghi chép xong, em sửa chữa. Và cứ như thế hằng ngày.

"Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền..."

Chúc em thành công.

Anonymous said...

Nguyễn Thiện Khánh Chân_Tổ 1_Lớp BCTCK08

Hãy viết mỗi ngày
Người viết phải siêng năng thực hành,cần cù chăm chỉ,luyện tập có hệ thống và đều đặn.
Công việc viết lách hằng ngày sẽ giúp cho mạch văn của ta luôn dồi dào,được duy trì ở phong độ tốt nhất.Viết không chờ cảm hứng,chỉ là ngồi và viết mà thôi.
Người viết chỉ viết những cái họ cho là hoàn hảo,hay nhất,họ viết nhiều và chính vì thế đâm ra quá tải ý tưởng.Khi ấy công việc của biên tập viên là người sắp xếp lại,phần lớn đều làm người viết khó chịu vì biên tập phê bình,cắt xén hoặc yêu cầu viết bài khác.Thực tế biên tập là công việc nghiêm túc,khó khăn và rất đáng kính trọng,phóng viết khi được sửa bài hãy thầm cảm ơn họ và rút tỉa những bài học đó làm kinh nghiệm cho bản thân.

Anonymous said...

Giống như vận động viên thể thao hay nhạc sĩ… đối với công việc viết báo, chúng ta cũng phải có sự luyện tập. Mỗi ngày ngồi trước bàn phím, viết ra những ý tưởng mà mình có trong đầu. Đây là sự rèn luyện để chúng ta tạo thành một thói quen. Để mỗi khi cần phải viết bài, ngồi vào máy, chúng ta dễ đánh ra chữ hơn, không phải chờ đợi vào cảm hứng, không cần đợi thời gian… để ngồi vào bàn làm việc không khó, nhưng quan trọng là chúng ta có đủ kiên nhẫn để tập luyện viết đều đặn mỗi ngày hay không.
Nếu muốn trở thành một người viết hay, phải học cách biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến, phê bình của giảng viên, hay biên tập nơi bạn công tác.

Sinh viên Trần Thị Kim Thoa – Tổ 4

Anonymous said...

-Người viết phải cần cù. Những người làm việc việt lách cũng phải luyện tập đều đặn và có hệ thống.
-“Điểm chung của tất cả những người viết lách chuyên nghiệp là họ biết tìm tòi để sáng tạo và viết. Họ không chỉ nói, không chờ cảm hứng và cũng không cần đợi có thời gian, mà sắp xếp thời gian để viết. À, trước khi viết còn phải chuẩn bị một cây viết chì và một chiếc bàn sạch bóng nữa chứ. Nhưng không sớm thì muộn, họ cũng sẽ viết cho dù không biết chắc là mình đang tạo ra kiệt tác hay gây thảm họa.”.
-Viết là việc sắp xếp các từ và nối chúng lại với nhau để có bài phóng sự hoặc bài luận xã hội. Nhưng nếu công việc không suôn sẻ, kết quả chỉ là một mớ hỗn tạp mà thôi.
-Cần có một biên tập viên hoặc một người thầy giỏi tận tâm bỏ thời gian cần thiết để đánh giá, phê bình bài của bạn. (Phải biết cách chấp nhận, tiếp thu lời phê bình và lấy làm mừng vì điều đó).
-Một bài báo thành công ngoài sự nổ lực của phóng viên còn kể đến công của những người biên tập.

Unknown said...

Thưa thầy, con có một câu hỏi ạ!
Nghề viết là một nghề đòi hỏi thường xuyên đổi mới và thường xuyên sáng tạo.
Nhưng con thấy thường thì nếu ngày nào cũng viết thì cũng rất dễ bị nhàm chán và bị mài mòn ý tưởng.
Những lúc ấy thì phải làm sao ạ?
Đã có lúc nào thầy như vậy chưa? Những lúc ấy thầy làm gì để có những ý tưởng mới ạ?
Con cảm ơn thầy!

Phan Hồng Hạnh
Báo Chí - Văn Bằng 2
Nhóm 1 - Tổ 2

Gatebeepers said...

Cảm ơn em Hạnh. Câu hỏi của em rất hay.

Thực ra phải làm việc có phương pháp. Ví dụ, để có ý tưởng, ta cần quan sát xung quanh, thấy cái gì hay, lạ, hữu ích là ghi vào sổ tay liền. Và đọc báo, xem truyền hình, lên Net. Cũng cùng một cách thức như vậy.

Ghi rồi suy nghĩ xem ta có thể từ các ghi chép đó, tìm thêm thông tin (săn tin) viết thành bài được không.

Đương nhiên, ngoài phương pháp, cần có sự kiên nhẫn nữa, Viết luôn đòi hỏi ta phải ngồi vào bàn và viết mỗi lần ít nhất 1 giờ. Viết nhiều hơn càng tốt.
Viết liên tục và đều đặn.

Nhà văn như Hemingway mỗi ngày viết 8 tiếng đồng hồ.

Unknown said...

Con cảm ơn thầy đã chia sẻ ạ!
Từ việc có ý tưởng đến triển khai được ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng đó cũng là một bước dài phải không thầy?
Đôi khi con thấy mình khó triển khai ý tưởng của mình quá! Cái này là do ý tưởng khó hay là vì con không có khiếu viết ạ?
Thầy có bài viết nào nói về vấn đề này không ạ?
Thầy cho con tham khảo với!

Gatebeepers said...

Tra loi em Hanh:

Hay tim y tuong ...moi ngay. Tai blog nay cung co bai ve y tuong, em co the doc. Do la bai "Tim y tuong ...".

CHuc em thanh cong.